Một số nhà quan sát lo ngại về khả năng xảy ra một chiến dịch đàn áp theo kiểu Thiên An Môn năm 1989, cho sinh viên Đại Học Bách Khoa Hồng Kông khi có một cuộc đối đầu dữ dội chưa từng thấy giữa cảnh sát và sinh viên biểu t́nh bị bao vây trong khuôn viên trường Đại Học Bách Khoa này, sau năm tháng dân Hồng Kông biểu t́nh ngày càng dữ dội chống lại chính quyền thân Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa văn hồi được trật tự tại đặc khu này.
Một cảnh sát chống bạo động trước Đại học Bách khoa Hồng Kông ngày 19/11/2019. Reuters
Phải nói là trong những ngày gần đây, chế độ Bắc Kinh đă gia tăng đáng kể sức ép trên phong trào phản kháng tại Hồng Kông, mà mới đây nhất là tuyên bố vào hôm nay, 19/11/2019 của Quốc Hội Trung Quốc, bác bỏ phán quyết hôm qua của Ṭa Án Tối Cao Hồng Kông cho rằng lệnh cấm đeo mặt nạ trong những cuộc biểu t́nh mà trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đă ban hành là không hợp hiến.
Quyết định trên, kèm theo những cảnh báo càng lúc càng gay gắt, những bài xă luận không khoan nhượng của báo chí Trung Quốc, đă làm tăng đáng kể sức ép.
Bên cạnh đó, có hai động thái của quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông đă khiến giới quan sát lo ngại. Gần đây, Bắc Kinh đă loan báo thay phiên lực lượng đóng tại Hồng Kông, có nghĩa là đưa đơn vị mới đến thay cho các đơn vị cũ. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng lực lượng mới được điều đến nhưng lực lượng cũ không hề rời đi, mặc nhiên nhân đôi quân số Trung Quốc đóng tại Hồng Kông.
Và cuối tuần qua, trong một động thái hiếm hoi, lính Trung Quốc đă rời doanh trại ra dọn dẹp một số con đường. Điều đáng nói là trên áo thun một số người có ghi tên đơn vị của người lính là lực lượng đặc biệt chống khủng bố của quân đội Trung Quốc. Điều này đă khiến một số nhà quan sát nêu lên khả năng một chiến dịch quân sự đang được chuẩn bị.
Một dấu hiệu khác là trong một đoạn video được loan truyền trên mạng hôm 17/11 vừa qua, người ta thấy cảnh sát Hồng Kông tại khu Đại Học Bách Khoa nói rằng muốn thấy một vụ 64 tái diễn (64, hay lục tứ, là ám hiệu chỉ vụ thảm sát Thiên An Môn).
Trước diễn biến t́nh h́nh càng lúc càng bế tắc và xấu đi tại Hồng Kông, tâm lư bi quan trước khả năng một vụ đàn áp kiểu Thiên An Môn tại Hồng Kông ngày càng lộ rơ, đặc biệt trong giới ly khai.
Trả lời báo Pháp hôm 08/11 vừa qua, nhà văn Liêu Diệc Vũ (Liao Yi Wu), đang lưu vong tại Đức, đă lo ngại rằng “Một Thiên An Môn thứ hai đang được chuẩn bị tại Hồng Kông”.
Trước đó, trả lời phỏng vấn ngày 15/08 của AFP, nghệ sĩ Ngải Vị Vị, đang sống ở Berlin, cũng dự đoán một vụ đàn áp dữ dội phong trào phản kháng tại Hồng Kông theo kịch bản Thiên An Môn. Lư do, theo nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng này, đó là v́ một chế độ độc đoán như Trung Quốc “không hề biết đối thoại hay tranh luận là ǵ”.
Về phía các chuyên gia phương Tây, nhận định chung cho đến gần đây đều cho rằng Bắc Kinh sẽ không đưa quân dẹp phong trào phản kháng để khỏi làm sứt mẻ h́nh ảnh mà họ đă cố gắng tổ điểm lại từ sau vụ Thiên An Môn.
Mặt khác, Trung Quốc cũng không muốn thêm củi lửa cho phương Tây, đặc biệt là Mỹ đang dùng lá bài Hồng Kông để công kích Bắc Kinh. Quốc Hội Mỹ từng đe dọa xóa bỏ các ưu đăi dành cho Hồng Kông nếu quân đội Trung Quốc can thiệp để khôi phục trật tự.
Dẫu sao th́, theo nhận định của hăng tin Pháp AFP hôm nay, bóng ma của cuộc đàn áp đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh nhắm vào những người biểu t́nh ủng hộ dân chủ năm 1989 vẫn gây ám ảnh tại Hồng Kông.
Trang thông tin chuyên biệt SinoInsider ghi nhận: “Vào lúc những người trẻ biểu t́nh ch́m trong nỗi tuyệt vọng và cảnh sát Hồng Kông lại sẵn sàng hơn trong việc sử dụng vũ khí sát thương, khả năng tái diễn thảm kịch Thiên An Môn hoàn toàn có thật”.