Vụ tai nạn máy bay khiến đại úy Jahmar Resilard rơi xuống biển, anh đă phải chống chọi trên biển gần 10 tiếng trước khi chết đuối.
"Dữ liệu từ chiếc đồng hồ thông minh cho thấy tim của đại úy Jahmar Resilard vẫn đập 86 nhịp/phút khi phi công này phóng dù khỏi chiếc tiêm kích lúc 1h44 sáng 6/12 cho tới 11h30 (9 tiếng 46 phút), trong làn nước biển 20 độ C", quân đội Mỹ kết luận trong báo cáo điều tra được công bố hôm qua.
Đại úy Resilard là một trong 6 người thiệt mạng trong vụ va chạm giữa tiêm kích F/A-18D do phi công này điều khiển và máy bay tiếp dầu KC-130J hồi tháng 12/2018 ngoài khơi Iwakuni, Nhật Bản.
Tai nạn xảy ra khi hai máy bay của thủy quân lục chiến Mỹ đang thực hiện hoạt động huấn luyện định kỳ hôm 6/12/2018, sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Iwakuni ở miền nam Nhật Bản. Trên chiếc KC-130 có 5 người, c̣n trên tiêm kích F/A-18 có đại úy Resilard và một sĩ quan điều khiển vũ khí. Toàn bộ 5 người trên máy bay tiếp dầu KC-130J đều thiệt mạng.
Sau cú va chạm, Resilard và sĩ quan điều khiển vũ khí đều bung dù và rơi xuống biển. Tuy nhiên, sĩ quan điều khiển vũ khí đă kịp bung bè cứu sinh và được trực thăng SH-60 của quân đội Nhật Bản giải cứu 4 giờ sau đó. Người này cho biết phải liên tục tát nước từ bè cứu sinh trong lúc chờ lực lượng cứu hộ tới.
Đến 12h22 ngày 7/12/2018, thi thể của Resilard mới được t́m thấy và đưa lên tàu của Lực lượng Pḥng vệ Trên biển Nhật Bản, gần một tiếng sau khi tim phi công này ngừng đập. Dữ liệu về nhịp tim của Resilard được lưu lại trên chiếc đồng hồ thông minh Garmin Fenix 3 mà anh này đeo trên tay.
Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy trên cơ thể của Resilard có nhiều vết cắt và bầm tím. Phi công này bị chấn thương vùng đầu và nhiều khả năng đă chết đuối. Các điều tra viên lưu ư Resilard và sĩ quan điều khiển vũ khí trên chiếc F/A-18D đều không mặc bộ đồ chống mất nhiệt giúp duy tŕ sự sống trong trường hợp rơi xuống nước lạnh.
Đại úy Jahmar Resilard, phi công F/A-18D thiệt mạng sau vụ va chạm với máy bay tiếp liệu KC-130J ngoài khơi Nhật Bản tháng 12/2018. Ảnh: US Marine.
Các điều tra viên cũng chỉ ra rằng Liên đoàn Thủy quân lục chiến 12 của Mỹ tại căn cứ không quân Iwakuni, Nhật Bản không có năng lực t́m kiếm cứu nạn. Lực lượng Nhật Bản có thể triển khai hoạt động t́m kiếm cứu nạn 15 phút sau khi nhận được thông báo nếu họ không có nhiệm vụ. Nếu lực lượng Nhật Bản đang bận, thời gian đáp ứng yêu cầu cứu nạn có thể lên đến hai tiếng.
Bốn sĩ quan thuộc Phi đoàn Thủy quân lục chiến 242 gồm chỉ huy, sĩ quan điều hành, sĩ quan phụ trách tác chiến và sĩ quan phụ trách an toàn bay bị sa thải sau sự cố. Các điều tra viên c̣n phát hiện hàng loạt sai phạm trong đơn vị này như sĩ quan sử dụng các loại thuốc kê đơn một cách bừa băi và quá liều, trong đó có hai người liên quan đến vụ tai nạn chết người.
Các điều tra viên khuyến nghị Không đoàn Thủy quân lục chiến 1 cần tổ chức tập huấn t́m kiếm cứu nạn hàng năm với Nhật Bản, đồng thời thành lập lực lượng chuyên trách tại căn cứ không quân Iwakuni.
Thiếu tá Brian Block, phát ngôn viên Đơn vị Viễn chinh III đồn trú tại Nhật Bản, ngày 14/11 cho biết Không đoàn Thủy quân lục chiến 1 đă tổ chức tập huấn t́m kiếm cứu nạn với Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản hồi tháng 4 và sẽ có các đợt tiếp theo.
VietBF © sưu tầm