Đó là v́ Tổng thống Trump không muốn chọc giận ông Putin. Bí mật này vừa được một cựu quan chức Mỹ tiết lộ. Ông này nói rằng Tổng thống Donald Trump từng ra lệnh hủy bỏ một chiến dịch của Hải quân Mỹ v́ cho rằng đó là hành động “thù địch” với Nga.
Mỹ trong những năm gần đây thường xuyên đưa tàu chiến vào Biển Đen - nơi được xem là sân sau của Nga
Ông Christopher Anderson - một trợ lư của cựu Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Ukraine, đă tiết lộ rằng Nhà Trắng từng hủy bỏ một chiến dịch tự do hàng hải của Hải quân Mỹ ở Biển Đen sau khi Tổng thống Trump phàn nàn với Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ vào thời điểm đó - ông John Bolton về việc tờ CNN đă đưa thông tin về chiến dịch đó và gán cho nó là hành động chống lại Nga, tờ Politico đưa tin.
Theo lời ông Anderson, bản tin mà Tổng thống Trump nói đến là bài báo của CNN, trong đó tác giả của bài báo nói rằng chiến dịch của Hải quân Mỹ là nhằm đối phó với Nga. Ông Anderson cho biết, Tổng thống Trump đă gọi điện cho ông Bolton để phàn nàn về bài báo và chiến dịch của Hải quân Mỹ sau đó đă được hủy bỏ theo chỉ thị của Nhà Trắng.
"Hồi tháng Một, đă có một nỗ lực nhằm thúc đẩy việc thực hiện một chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đen”, ông Anderson cho hay. "Kế hoạch thực hiện một chiến dịch tự do hàng hải đă được đưa ra cho Hải quân. V́ thế, chúng tôi - chính phủ Mỹ đă thông báo cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về kế hoạch này”.
Ông Anderson nhắc đến chiến dịch của Hải quân Mỹ là vào tháng 1 đầu năm, phù hợp với thông tin được đưa ra từ tháng 12 năm ngoái về việc Mỹ sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đen. Cụ thể, hồi đầu tháng 12 năm ngoái có một bài báo có nhan đề: “Mỹ chuẩn bị đưa các tàu chiến vào Biển Đen trong bối cảnh quan hệ Nga-Ukraine căng thẳng”.
Theo lời ông Anderson, Nhà Trắng đă yêu cầu Hải quân Mỹ hủy bỏ chiến dịch tự do hàng hải bởi v́ bài báo đó đă miêu tả chiến dịch của Mỹ là một động thái nhằm chống lại Nga.
"Chúng tôi đă có cuộc gặp với Đại sứ Bolton và thảo luận vấn đề này. Ông ấy đă nói rơ rằng, Tổng thống đă gọi điện và phàn nàn về bài báo. Và điều đó có thể đă khiến ông ấy ngạc nhiên. Tôi không thể đoán tại sao nhưng chiến dịch đă bị hủy bỏ. Sau đó, chúng tôi có chiến dịch thứ hai. Chúng tôi đưa tàu khu trục lớp Arleigh vào Odessa."
Nhà Trắng và Hạm đội số 6 của Hải quân Mỹ - lực lượng thực hiện các chiến dịch ở Châu Âu, chưa đưa ra bất kỳ lời b́nh luận ǵ về những thông tin nói trên.
Rơ ràng, sự xuất hiện của các tàu quân sự Mỹ ở Biển Đen - nơi vốn được xem là “sân sau” của Nga, chắc chắn sẽ khiến Moscow lo ngại bởi nó diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO vốn đă đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nguyên nhân xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mỹ và các đồng minh ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào t́nh h́nh ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, Mỹ và NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của ḿnh ở khắp các khu vực bao xung quanh Nga. Thực tế này là điều Moscow khó có thể chấp nhận. Nga cũng có một loạt những động thái quân sự đáp trả cho thấy họ sẵn sàng đối đầu với Washington.
Trong thời gian qua, Mỹ liên tục phái các tàu quân sự đến Biển Đen và Nga liên tục chỉ trích hành động này, nói rằng nó chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và đặt Châu Âu vào nguy cơ xung đột.
Mỹ luôn khẳng định hành động của họ đều phù hợp với luật quốc tế. 6 chiến hạm của quân đội Mỹ đă tiến hành nhiệm vụ ở khu vực này trong năm 2018, trong đó có các tàu khu trục mang tên lửa: USS Ross, USS Carney và USS Porter cùng với tàu chỉ huy USS Mount Whitney, tàu đổ bộ USS Oak Hill và tàu vận tải USNS Carson City.
VietBF@ sưu tầm.