Một sự việc xảy ra về nguồn nước trên bề mặt và các mạch nước ngầm ngày càng khan hiếm, cùng nguy cơ sa mạc hóa ngày càng gia tăng, khiến các quốc gia Trung Đông đang đối mặt với một tương lai ảm đạm khi lượng mưa sụt giảm, v́ vậy chương tŕnh xây đập của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiếp áp lực về nguồn nước trở nên tồi tệ thêm ở khu vực Trung Đông.
Dự án đập quy mô của Thổ Nhĩ Kỳ
Các quốc gia Trung Đông đang đối mặt với một tương lai ảm đạm khi lượng mưa sụt giảm, nguồn nước trên bề mặt và các mạch nước ngầm ngày càng khan hiếm, cùng nguy cơ sa mạc hóa ngày càng gia tăng.
Từ năm 1998, khu vực này đă phải đối mặt với nạn hạn hán tồi tệ nhất trong suốt 900 năm. Có 10 trong số 17 quốc gia hiện đang chịu áp lực “cực kỳ lớn” về nguồn nước nằm ở Trung Đông. Nhiệt độ trung b́nh vào mùa hè trong khu vực dự kiến tăng thêm 4°C vào năm 2050 nếu nền nhiệt toàn cầu được duy tŕ ở mức tăng thêm là 2°C. Nhiệt độ tăng cao khiến nước nhanh bốc hơi, gia tăng sự lệ thuộc vào nguồn nước ở tầng ngậm nước và các mạch nước ngầm, vốn cũng đang trong t́nh trạng bị khai thác quá mức.
Trong giai đoạn 2003 - 2010, một phần lănh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq và Iran dọc lưu vực sông Tigris và Sông Euphrates mất khoảng 144 km khối nước, và 60% số nước này mất đi là do việc đẩy mạnh các hoạt động bơm hút nguồn nước ngầm.
Theo tờ The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Australia, mọi chuyện càng trầm trọng hơn bởi các dự án xây đập trong khu vực, những kế hoạch này sẽ càng gia tăng căng thẳng về nhu cầu nước sạch và khiến nguồn nước thêm khan hiếm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp ở Trung Đông.
Dự án Đông Nam Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những chương tŕnh xây đập quy mô và gây nhiều tranh căi nhất trên thế giới. 22 con đập được xây dựng dọc sông Tigris và Sông Euphrates, gần biên giới chung của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria và Iraq. Dự án này vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia Trung Đông bởi họ lo ngại về những tác động của nó đối với nguồn cung nước thiết yếu cho các quốc gia láng giềng phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Sông Tigris chảy qua thị trấn cổ Hasankeyf - nơi này có thể sẽ bị nhấn ch́m đáng kể bởi đập Ilisu đang được xây dựng, ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Vài tháng trở lại đây Ankara bắt đầu bơm nước vào đập Ilisu, con đập lớn nhất trong mạng lưới đầy tham vọng kể trên, một hành động khiến dư luận càng thêm chú ư và "đổ thêm dầu vào lửa” trong mối quan hệ vốn đă căng thẳng với các nước láng giềng.
Các dự án xây đập và nhà máy thủy điện của Thổ Nhĩ Kỳ tại Sông Tigris và Sông Euphrates ước tính đă khiến nguồn nước đổ vào Iraq giảm khoảng 80% từ năm 1975, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành nông nghiệp và môi trường tự nhiên trong khu vực. Iraq cũng chịu tác động tiêu cực từ các dự án xây đập và phát triển nông nghiệp tại Iran. Kết quả từ việc nguồn nước sụt giảm, sa mạc hóa, nhiễm mặn v.v... là Iraq hiện mất khoảng 25.000 hecta đất canh tác mỗi năm, trầm trọng nhất là ở khu vực phía Nam đất nước.
Syria cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các dự án xây đập của Ankara, dự án khiến nguồn cung nước của quốc gia này giảm khoảng 40%. Đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với Damascus, bởi nguồn nước của Syria khan hiếm hơn nhiều so với của Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.
Thời kỳ hạn hán kéo dài từ năm 2006 đă khiến ngành nông nghiệp Syria thiệt hại nặng nề, buộc nhiều người phải đổ lên các thành phố t́m việc làm, một trong những nguyên nhân dẫn đến làn sóng bất b́nh trong xă hội và những bất ổn bùng phát thành nội chiến.
Iran chỉ trích chương tŕnh xây đập của Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng đập Ilisu là "mối đe dọa môi trường nghiêm trọng đối với Iraq, và nhất là Iran bởi con đập này chặn tới 56% nguồn nước từ sông Tigris đổ vào lănh thổ Iraq”.
Iran hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngày càng lớn về nguồn cung nước, 12 trong tổng số 31 tỉnh dự kiến sẽ cạn nguồn nước ngầm trong ṿng 10 năm tới. Lượng nước bề mặt tại Iran tính tới năm 2030 dự kiến cũng sẽ giảm 25%.
Những xu hướng này khiến nguồn nước từ sông Tigris càng trở nên quan trọng với hoạt động của ngành nông nghiệp Iran. Rơ ràng Trung Đông đang đứng trước một loạt vấn đề về khí hậu và môi trường, những khúc mắc đặt ra thách thức sống c̣n cho các quốc gia khu vực.
Nguy cơ trở thành "mồi lửa" Trung Đông mới
Báo Australia cho biết, vấn đề cốt lơi vẫn là an ninh nguồn nước và hệ thống sông Tigris - Euphrates là một nhân tố quan trọng trong đó. Thực tế Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có ảnh hưởng lớn, bởi 90% ḍng chảy của Sông Euphrates và 44% ḍng chảy Sông Tigris nằm trên lănh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Suốt hơn 20 năm qua, Ankara vẫn luôn được cho đă bỏ qua yêu cầu của các nước láng giềng về việc thúc đẩy một thỏa thuận chia sẻ nguồn nước chính thức để phân bổ ḍng chảy của hai con sông này.
Bất ổn khu vực và các căng thẳng chính trị từ chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở miền Bắc Syria những tuần gần đây khiến triển vọng về một thỏa thuận chia sẻ nguồn nước giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước láng giềng phía Nam càng trở nên xa vời.
Nhiều quốc gia Trung Đông lên tiếng lo ngại về hệ thống đập của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Nhiều ư kiến cũng lo ngại nguy cơ Ankara sẽ “vũ khí hóa” nguồn nước trong các tranh chấp với láng giềng, tận dụng quyền kiểm soát ḍng chảy để gây ảnh hưởng theo hướng có lợi cho ḿnh. Nhiều quốc gia cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cố t́nh lợi dụng bất ổn khu vực hiện nay để thúc đẩy toan tính tại khu vực Trung Đông luôn đầy bất ổn, như theo đuổi các kế hoạch tham vọng nhằm trở thành “cường quốc nước” thao túng toàn bộ nguồn nước của khu vực.
The Strategist dẫn đánh giá về an ninh nguồn nước toàn cầu của giới t́nh báo Mỹ vào năm 2012 cho biết, dù xung đột giữa các quốc gia liên quan tới nguồn nước khó có khả năng bùng phát trong một thập kỷ từ đó đến năm 2022, việc dùng nguồn nước như một vũ khí rất dễ trở nên phổ biến sau giai đoạn đó.
Đánh giá này cũng nhấn mạnh rằng, “những vấn đề về nguồn nước - cùng với nghèo đói, căng thẳng xă hội, suy thoái môi trường, quản lư kém hiệu quả... - sẽ dẫn đến những rạn nứt xă hội và có thể khiến một quốc gia sụp đổ".
Những yếu tố đó đang dần hiện hữu khắp Trung Đông, và chương tŕnh xây đập của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng khiếp áp lực về nguồn nước trở nên tồi tệ thêm. Cuộc chiến thật sự về tranh giành nguồn nước giữa các quốc gia diễn ra cách đây đă 4.500 năm.
Trong bối cảnh môi trường và khí hậu hiện nay, cùng việc thiếu vắng những giải pháp về chính trị và ngoại giao để hóa giải các tranh chấp về nguồn nước, Dự án Đông Nam Anatolian rất có thể sẽ trở thành nhân tố quyết định làm thay đổi cục diện khu vực. Điều này không chỉ làm gia tăng nguy cơ nảy sinh những thất bại nghiêm trọng, tương tự như những ǵ xảy ra ở Syria, mà c̣n làm gia tăng nguy cơ đẩy Trung Đông từ căng thẳng về nguồn nước tới một cuộc chiến thật sự./.