Cục Thuế Hà Nội cho biết số tiền ghi trong các quyết định cưỡng chế thuế đối với "ông trùm đường cao tốc" VEC là hơn 1.033 tỷ đồng, không phải hơn 5.000 tỷ như doanh nghiệp nêu.
Trong công văn gửi Bộ Tài chính, Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, trong 6 tháng vừa qua, gần như mọi hoạt động liên quan đến ḍng tiền đi/đến của tổng công ty đều đóng băng sau khi Cục Thuế TP. Hà Nội ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Theo đó, doanh nghiệp đă bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế truy thu hơn 5.000 tỷ đồng thuế GTGT đă trả cho các nhà thầu trong giai đoạn 2016 - 2017.
Đến đầu tháng 6 năm nay, 5 ngân hàng đă phong tỏa và tự động trích tiền chuyển sang tài khoản Kho bạc Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Tuy nhiên, theo Cục Thuế TP Hà Nội, tổng số tiền cưỡng chế ghi trong các quyết định là 1.033 tỷ đồng chứ không phải hơn 5.000 tỷ đồng.
Việc doanh nghiệp tính số thuế bị truy thu theo phép cộng số học 5 quyết định là không đúng với thực tế.
VEC chính là doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường cao tốc nhất tại Việt Nam. Ảnh: Quảng Đà.
Cơ quan Thuế lư giải, nguyên nhân dẫn đến việc cơ quan này có quyết định cưỡng chế với VEC là do đơn vị này không đáp ứng đủ điều kiện để được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư.
Trước đó, thực hiện quy định của Luật quản lư thuế về việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với dự án đầu tư, ngày 1/7/2016 đến năm 2017, Cục Thuế TP Hà Nội đă hoàn thuế GTGT cho VEC thông qua 9 đợt với tổng số tiền gần 950 tỷ đồng theo h́nh thức hoàn thuế trước kiểm tra sau.
Tuy nhiên, trong quá tŕnh thanh tra sau hoàn thuế, cơ quan thuế đă phát hiện VEC không đáp ứng đủ điều kiện để được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư kể trên.
V́ vậy, căn cứ quy định của Luật quản lư thuế và kết quả thanh tra sau hoàn thuế, Cục Thuế thành phố đă ban hành quyết định thu hồi số tiền hoàn thuế GTGT đối với VEC.
Tổng số tiền thu hồi là gần 950 tỷ đồng trước đó đă hoàn cho VEC, và tiền chậm nộp tổng công ty phải nộp là 83 tỷ đồng. Như vậy, tổng số thuế phải thu hồi và tiền chậm nộp là 1.033 tỷ đồng.
Cục Thuế TP Hà Nội cũng cho biết, trong quá t́nh thu hồi số tiền nêu trên, cơ quan này đă hướng dẫn cho VEC liên hệ với Bộ chủ quản để xử lư sai sót cũng như thu xếp nguồn tài chính để thực hiện hoàn trả NSNN. Tuy nhiên VEC vẫn chưa thực hiện quyết định của cơ quan thuế.
“V́ vậy, ngày 28/5, Cục Thuế TP Hà Nội đă ban hành 5 quyết định thực hiện cưỡng chế thi hành hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của VEC tại 5 ngân hàng thương mại, thời gian cưỡng chế từ ngày 4/6 đến hết ngày 3/7”, cơ quan thuế cho biết.
Cục Thuế thành phố cũng cho biết, ngoài biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản ngân hàng, cơ quan này không đề nghị các ngân hàng phong tỏa tài khoản, không thực hiện khấu trừ lương, thu nhập của người lao động... như nội dung VEC phản ánh trong công văn gửi Bộ Tài chính.
Thành lập từ năm 2004 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, VEC là một trong 16 doanh nghiệp, tổng công ty từng thuộc diện quản lư của Bộ Giao thông Vận tải trước khi được chuyển về chịu sự quản lư của Ủy ban Quản lư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đến nay, VEC là “ông trùm” thực sự trong lĩnh vực đường cao tốc. Theo đó, tổng công ty này là chủ đầu tư và sở hữu hàng ngh́n km cao tốc tại các tuyến lớn như 245 km Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư trên 1,46 tỷ USD; 55km Cao tốc Long Thành - Dầu Giây, tổng mức đầu tư 20.630 tỷ; 56 km Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh B́nh, tổng mức đầu tư 8.974 tỷ; 58 km Cao tốc Bến Lức - Long Thành, tổng mức đầu tư 31.320 tỷ; hay 140 km Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngăi có tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng...
Dự án Đà Nẵng - Quăng Ngăi do VEC làm chủ đầu tư cũng chính là cao tốc vừa thông xe chưa được một tháng đă bị bong tróc, chất lượng mặt đường kém, khiến dư luận bức xúc.
VietBF © sưu tầm