Mỹ áp mô h́nh hiểm, bán dầu Syria nuôi người Kurd. Mỹ cũng lắm mưu nhiều kế kinh khủng. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Người Kurd đi về phía đông và hậu họa cho Syria”.
Trong bài viết “Người Kurd đi về phía đông và hậu họa cho Syria” - một tuần trước khi Lầu Năm Góc điều quân từ Iraq trở lại Syria, chúng tôi đă dự đoán đúng về âm mưu của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là xua đuổi người Kurd từ đông bắc sang phía đông Syria và tiếp tục hậu thuẫn cho YPG chiếm giữ các mỏ dầu ở phía đông tỉnh Deir ez-Zor, mưu toan thành lập Khu tự trị của người Kurd ở phía đông Syria, giáp với lănh thổ phía tây Iraq.
Bản đồ các mỏ dầu ở phía đông Syria đang bị Mỹ và người Kurd chiếm giữ trái phép.
Mỹ sẽ chiếm giữ và khai thác các mỏ dầu của Syria
Các chuyên gia đang đi t́m lời giải cho câu hỏi, Washington sẽ thực hiện chiến lược giúp người Kurd tự trị như thế nào? Theo giới phân tích, Mỹ có thể sẽ thực hiện dần từng bước, đầu tiên là tái định cư người Kurd tới phía đông tỉnh Deir ez-Zor và xây dựng hạ tầng cơ sở quản lư ở đây, sau đó sẽ dần dần đ̣i quyền tự trị.
Để thực hiện kế hoạch này cần nguồn ngân sách rất lớn và Mỹ có thể t́m được số tiền này bằng cách áp dụng mô h́nh Iraq cho Syria, tức là “lấy dầu của Syria để nuôi người Kurd”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bất ngờ ra quyết định hoàn toàn trái ngược với lệnh rút quân mà ông đă đưa ra trước đó, là triển khai thêm lực lượng và vũ khí tới phía đông Syria.
Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh rằng, dầu mỏ ở Syria là một ưu tiên an ninh quốc gia của Mỹ, là nguồn thu nhập của người Kurd và cũng có thể giúp Mỹ có thêm lợi ích. Do đó, Mỹ sẽ bảo vệ các mỏ dầu và chuẩn bị mời các tập đoàn dầu khí của nước này như Exxon Mobil hay Chevron đầu tư khai thác dầu mỏ ở Syria, nhằm “lan tỏa sự giàu có”.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper cũng tuyên bố rằng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các mỏ dầu ở Syria và sẵn sàng đáp trả bằng vũ lực mọi âm mưu chiếm giữ chúng. Trong quá khứ, Mỹ cũng đă từng không ít lần tấn công lực lượng của Syria, thậm chí là các tay súng quân sự tư nhân của Nga để ngăn chặn họ tiếp cận các mỏ dầu ở đông Syria.
Nga đă lên tiếng cáo buộc Mỹ sử dụng binh sĩ và lính đánh thuê chiếm đóng, bảo vệ, khai thác trái phép và buôn lậu dầu mỏ của Syria, thu về hơn 30 triệu USD mỗi tháng. Moscow coi đây là “hành vi ăn cướp cấp nhà nước” đối với tài nguyên của Syria.
Mỹ lập thêm căn cứ, hậu thuẫn vững chắc cho người Kurd
Mỹ đang tích cực hiện thực hóa âm mưu hiện diện quân sự lâu dài ở phía đông Syria, Lầu Năm Góc đang triển khai thành lập một căn cứ quân sự mới tại bờ đông sông Euphrates, trước đây là căn cứ của Lữ đoàn pḥng không 113 của Quân đội Syria ở phía đông Deir Ezzor, hiện đang thuộc quyền kiểm soát của SDF.
Căn cứ mới ở phía đông, cùng với hai căn cứ al-Tanf và al-Zuqr (Zkuf) ở tỉnh Homs, phía đông nam Syria sẽ trở thành những cứ điểm bảo vệ vững chắc khu vực kiểm soát của người Kurd ở hai tỉnh Deir ez-Zor và al-Hasakah, cũng là khu vực giàu dầu mỏ nhất của Syria.
Ngay sau đó, quân đội Mỹ đă nối lại hoạt động tuần tra các mỏ dầu ở phía đông bắc Syria; đồng thời lập cầu hàng không để có thể nhanh chóng tăng cường lực lượng, trang bị đến phía đông Deir ez-Zor bất cứ lúc nào.
Những động thái của chính quyền Donald Trump đă làm thái độ của người Kurd quay ngoắt 180 độ. Họ nhiệt liệt hoan nghênh sự quay lại của quân đội Mỹ, phủ nhận sự sáp nhập vào biên chế Quân đội Syria (SAA) và ngay lập tức tái triển khai chiến dịch chống IS ở phía đông Syria.
Bên cạnh đó, người Kurd cũng đă đưa ra những yêu sách chính trị của ḿnh. Ngày 2/11, chỉ huy Lực lượng Dân chủ Syria (SDF, do người Kurd dẫn đầu) là ông Mazlum Abdi đă khẳng định sự không tin tưởng đối với Chính phủ Syria và cả người Nga, tuy nhiên ông cũng cam kết rằng, người Kurd sẽ đi theo “một đường lối chính trị” v́ mục tiêu ḥa b́nh.
Nhà lănh đạo này ra điều kiện là các cuộc đàm phán tương lai cần những đảm bảo từ cộng đồng quốc tế, trong đó có châu Âu; đồng thời cảnh báo rằng họ sẽ trừ chối tham gia một thỏa thuận “không bao gồm sự bảo vệ người dân của chúng tôi, cũng như quyền tự do chính trị, hành chính và văn hóa của họ”. Như vậy, người Kurd cũng đă bộc lộ ư định xây dựng một chính thể độc lập với chính quyền Damascus.
Mỹ sử dụng dầu của Syria để nuôi người Kurd
Syria có trữ lượng dầu mỏ ước chừng 2,5 tỷ thùng (cùng với 241 tỷ m3 khí tự nhiên). Phần lớn các mỏ dầu và khí đốt của Syria tập trung ở vùng đông bắc nước này, với sản lượng 385.000 thùng/ngày trước khi nội chiến bắt đầu vào năm 2011, chiếm 25% tổng thu ngân sách của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Trong giai đoạn IS kiểm soát phần lớn lănh thổ Syria, chúng khai thác khoảng 30.000 thùng/ngày, đem lại nguồn thu nhập ước chừng 500 triệu USD mỗi năm cho tổ chức khủng bố này.
Các báo cáo của Nga cho biết, việc sản xuất nhiên liệu bất hợp pháp hiện đang diễn ra trên những mỏ dầu khí lớn nhất là al-Omar, Tanak, Conoco ở tỉnh Deir ez-Zor và một số mỏ nhỏ khác ở các tỉnh lân cận al-Hasakah và Raqqa.
Các chuyên gia ước tính, nếu hoạt động khai thác được nối lại với sự hậu thuẫn của các công ty Mỹ, sản lượng khai thác ở các mỏ dầu phía đông Syria có thể lên tới 40 ngh́n thùng mỗi ngày, mang lại nguồn thu trên nửa tỷ dollars mỗi năm.
Mặc dù giá trị kinh tế của chúng không cao so với những ǵ Mỹ bỏ ra cho cuộc chiến ở Syria, song có thể là quân bài mặc cả có giá trị lớn của Washington với Moscow và Damascus; đồng thời nó sẽ là nguồn thu nhập chính giúp người Kurd có tiền để duy tŕ hoạt động của cơ cấu quản lư ở khu vực này và duy tŕ sức mạnh quân sự.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu dầu với khối lượng lớn của người Kurd sẽ gặp khó khăn trước mắt. Đường ống dẫn dầu duy nhất của Syria hướng về phía tây, nằm trong vùng đất được kiểm soát bởi quân đội Syria, xuất khẩu dầu khí trực tiếp sang phía bắc cũng là chuyện không tưởng v́ mối quan hệ thù địch giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Do đó, Mỹ dự định sẽ chế xuất tại chỗ và bán dầu của Syria qua các tuyến đường ống chạy đến Khu tự trị của người Kurd Iraq (Kurdistan).
Mỹ sẽ áp dụng mô h́nh Iraq cho Syria?
Trong gần 20 năm qua, chính quyền tự trị của người Kurd Iraq ở Erbil và chính phủ liên bang Iraq đă có một thỏa thuận là Baghdad sẽ bao tiêu toàn bộ lượng dầu mà người Kurd khai thác được (khoảng 300 ngh́n thùng mỗi ngày); đổi lại, Erbil nhận được 17% tổng ngân sách của Iraq, tương đương với 1 tỷ USD một tháng. Như vậy, 90% ngân sách của người Kurd Iraq được lấp đầy từ tiền bán 45 tỷ thùng dầu khai thác từ đây.
“Mối lương duyên gượng ép” kéo dài đến năm 2017, sau khi Quân đội Iraq mở “Cuộc chiến vàng đen” ở thành phố Kirkuk do người Kurd chiếm giữ, thu hồi bớt quyền kiểm soát của họ đối với trữ lượng dầu mỏ của đất nước.
Người Kurd vẫn nhận được một khoản tiền bẳng nửa trước đây để duy tŕ hoạt động của cơ quan quản lư khu tự trị. Theo giới phân tích, mô h́nh “Lấy dầu Iraq để nuôi người Kurd” đang được duy tŕ ở Iraq có thể sẽ được Mỹ áp dụng ở Syria.
Việc Mỹ và người Kurd chiếm giữ các mỏ dầu ở phía đông sông Euphrates đặt chính quyền Syria đứng trước ba lựa chọn đếu rất khó khăn. Một là: Cương quyết không thỏa hiệp, dùng biện pháp quân sự để thu hồi lại các vùng đất nhiều dầu mỏ đang bị Mỹ và người Kurd chiếm đóng; Hai là:
Cương quyết phản đối sự chiếm đóng trái phép nhưng không sử dụng biện pháp quân sự, để mặc cho người Kurd bán dầu theo con đường Iraq; Ba là: Không sử dụng biện pháp quân sự, cương quyết phản đối việc Mỹ chiếm đóng trái phép vùng lănh thổ phía đông, nhưng sẵn sàng hợp tác khai thác và xuất khẩu dầu cho người Kurd theo con đường giống như Iraq.
Có thể thấy rằng, khả năng chính quyền của ông Assad thu hồi lại các mỏ dầu ở phía đông đất nước bằng biện pháp quân sự là rất thấp, bởi Nga sẽ không hậu thuẫn cho Syria mở cuộc chiến với quân đội Mỹ, mà có lẽ Moscow sẽ nghiêng về một giải pháp chính trị, dung ḥa quyền lợi của chính quyền Damascus và người Kurd.
Có lẽ chính quyền Damascus sẽ đi theo con đường thứ ba, vừa đấu tranh, vừa thỏa hiệp để thu lại một phần lợi ích và nếu như vậy, mặc dù giấc mơ tự trị của người Kurd có thể sẽ chưa đạt được về danh nghĩa, nhưng về thực chất, nó đă được hiện thực hóa, ít nhất là một phần.
VietBF@ sưu tầm.