Đó là kiểu đối ngoại của Tổng thống Trump. Chính sách đối ngoại theo kiểu tư nhân hóa của Tổng thống Mỹ đang trở thành "món hời" đối với Nga- Tờ Foreign Affairs nhận định như vậy đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin họp báo chung ngày 16/7/2018 sau thượng đỉnh Helsinki. (Nguồn: Reuters)
Giờ đây, Tổng thống Trump đă tác động tới gần như mọi mặt trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trump đă cá nhân hóa, tư nhân hóa và phi thể chế hóa chính sách đối ngoại tới mức gây tổn hại đến lợi ích quốc gia. Xu hướng này gia tăng trong thời gian gần đây, mà đỉnh điểm là hai bước đi sai lầm liên quan đến Ukraine và Syria.
Trong tiến tŕnh đó, công chúng Mỹ phải chịu tổn thất, các đồng minh của Mỹ phải hứng chịu mất mát, c̣n các đối thủ của Mỹ lại được lợi, mà người hưởng lợi lớn nhất chính là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Bước khởi đầu chậm chạp
Ba năm trước, Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, có khả năng gây ảnh hưởng tới kết cục ở mọi châu lục và mọi lĩnh vực. Nhưng kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, Donald Trump đă chọn cách thoái lui.
Ông theo đuổi học thuyết cương quyết rút lui, rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) – một thỏa thuận thương mại được 12 nước kư kết, chỉ sau vài ngày nắm quyền. Tiếp đó là quyết định rút Mỹ khỏi kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân với Iran, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) kư với Nga. Sau đó, ông c̣n đe dọa rút khỏi nhiều hiệp ước và tổ chức đa phương khác.
Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump vẫn tiếp tục đường hướng của các chính quyền tiền nhiệm – ít nhất là trong năm đầu nhiệm kỳ. Giới chức an ninh quốc gia được ông lựa chọn có nét tương đồng với những nhân vật đồng cấp trong các chính quyền tiền nhiệm xét về uy tín và kinh nghiệm, đặc biệt là khi Cố vấn an ninh quốc gia H. R. McMaster đảm nhận cương vị cố vấn an ninh quốc gia vào tháng 2/2017.
Và cũng giống với những người tiền nhiệm, Tổng thống Trump không sa thải hàng ngh́n, thậm chí hàng chục ngh́n chuyên viên phi đảng phái thuộc hơn 20 bộ, ngành, cơ quan tham gia xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ.
Những lực lượng đảm bảo tính liên tục này, cùng với Quốc hội Mỹ, truyền thông độc lập, các nhóm doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ, đă định h́nh và kiềm chế chính sách đối ngoại của chính quyền trong một thời gian. Những phàn nàn của ông Trump về “các cuộc chiến bất tận” không dẫn đến quyết định rút quân khỏi Afghanistan, Iraq hay Syria ngay từ đầu.
Tại châu Á, việc xác định các mối đe dọa về an ninh và kinh tế do Trung Quốc gây ra được Chính quyền Trump thực thi một cách có hệ thống hơn, nhưng bước chuyển dịch đó đă diễn ra trước khi ông nhậm chức và phản ánh sự đồng thuận lưỡng đảng mới đạt được. Ông chỉ trích Tổ chức NATO nhưng không rút Mỹ khỏi liên minh này.
Ngay cả chính sách của Tổng thống Trump đối với Nga thời điểm ban đầu cũng không khác biệt là mấy so với cách tiếp cận của Obama sau năm 2014. Mặc dù khi c̣n là ứng cử viên tổng thống, ông đă cân nhắc việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga và công nhận tính hợp pháp của phần lănh thổ mà nước này chiếm đoạt ở Crimea, nhưng Chính quyền Trump khi nhậm chức đă tăng cường các biện pháp trừng phạt đó, chưa từng công nhận việc Nga sáp nhập Crimea, tăng cường ủng hộ NATO và thậm chí c̣n đi xa hơn Obama khi cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Việc chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục chính sách đối ngoại này đă khiến Nga thất vọng và cho rằng Trump muốn làm điều đúng đắn, nhưng lại chịu sự kiềm chế của giới tinh hoa chính sách đối ngoại truyền thống đang điều hành các cơ quan an ninh quốc gia; các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng và Cục t́nh báo trung ương (CIA) và những người có tâm lư bài Nga trong giới truyền thông chính thống và đảng Dân chủ. Chính ông Putin cũng xác định chính trị nội bộ nước Mỹ là trở ngại chính ngăn cản ông Trump theo đuổi một chính sách làm tan băng mối quan hệ với Nga.
VietBF@ sưu tầm.