T́nh trạng bất ổn ở Hong Kong bùng nổ sau khi lănh đạo Hong Kong đề xuất dự luật dẫn độ vốn cho phép đưa các nghi phạm sang xét xử tại Trung Quốc đại lục, khiến vào hôm 19/10 lănh đạo Hong Kong Carrie Lam phát biểu ủng hộ cảnh sát dùng vũ lực trước các cuộc tuần hành chống chính phủ dự kiến diễn ra cuối tuần này.
Người biểu t́nh Hong Kong đeo mặt nạ h́nh Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh, bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ nơi công cộng
Sau một tuần tương đối yên tĩnh, cuộc tuần hành lớn dự kiến diễn ra hôm Chủ Nhật 20/10 sẽ thử sức mạnh của phong trào dân chủ. Các nhà vận động dân chủ tuyên bố sẽ tiếp tục mặc dù cảnh sát nói cuộc biểu t́nh này là bất hợp pháp.
Trong các cuộc biểu t́nh trước đó, hàng ngàn người đă thách thức cảnh sát và rầm rộ xuống đường dù không được phép. Các cuộc biểu t́nh này thường khởi đầu ôn ḥa nhưng sau đó trở nên bạo lực vào ban đêm.
T́nh trạng bất ổn ở Hong Kong bùng nổ sau khi lănh đạo Hong Kong đề xuất dự luật dẫn độ vốn cho phép đưa các nghi phạm sang xét xử tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Ma Cao. Vụ một thanh niên Hong Kong, Chan Tong-kai, bị buộc tội giết bạn gái ở Đài Loan trước khi chạy trốn về lại Hong Kong đă được đem ra làm ví dụ về lư do v́ sao dự luật này là cần thiết.
Hôm thứ Sáu 18/10, Chan Tong-kai, người đang bị giam ở Hong Kong v́ tội rửa tiền, đă viết thư cho bà Lam nói rằng anh ta muốn nộp ḿnh cho Đài Loan liên quan đến cáo buộc giết bạn gái trước đó.
Bà Lam nói trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Bảy 19/10 với đài truyền h́nh RTHK rằng đó là một sự giải thoát v́ nó có thể kết thúc vụ án.
Bà cũng nói rằng cảnh sát đă sử dụng vũ lực thích hợp để xử lư các cuộc biểu t́nh, và rằng họ phản ứng với những người biểu t́nh bạo lực, trong bối cảnh cảnh sát Hong Kong bị chỉ trích là đă dùng bạo lực quá mức với người biểu t́nh.
Bà Carrie Lam xuất hiện hôm 16/10/2019
Hơn 2.600 người đă bị bắt kể từ khi các cuộc biểu t́nh leo thang vào tháng Sáu.
Kể từ đó, những người biểu t́nh đưa ra các yêu cầu vượt ra ngoài việc phản đối dự luật dẫn độ, trong bối cảnh lo ngại gia tăng rằng Bắc Kinh đang làm xói ṃn các quyền tự do được đảm bảo khi Anh Quốc trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc và đă đổ lỗi cho các quốc gia nước ngoài như Hoa Kỳ và Anh đă kích động t́nh trạng bất ổn.
Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại Hong Kong kể từ khi thành phố này được trả về cho Trung Quốc, đồng thời đặt ra thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh kể từ khi ông lên nắm quyền.
Cảnh sát đă từ chối cấp phép cho cuộc tuần hành vào Chủ Nhật v́ lư do nó có thể dẫn đến bạo lực và phá hoại, vốn đă tăng lên trong những tuần gần đây khi những người biểu t́nh mặc trang phục giống ninja đen đă đập phá các trạm tàu điện ngầm, các ngân hàng và cửa hàng Trung Quốc.
Tổ chức Theo dơi Nhân quyền cho biết động thái của cảnh sát dường như nhằm mục đích ngăn cản mọi người tham dự cuộc tuần hành.
Các cuộc biểu t́nh vào thứ Sáu đă ôn ḥa hơn, người biểu t́nh nắm tay tạo thành một chuỗi người dọc theo mạng lưới tàu điện ngầm thành phố và đeo các mặt nạ nhân vật hoạt h́nh bất chấp lệnh cấm.
Bà Lam tuần này đă từ chối thẳng thừng hai trong số năm đ̣i hỏi cốt lơi của người biểu t́nh, gồm: quyền bầu cử phổ thông và ân xá cho những người bị buộc tội trong các cuộc biểu t́nh. Bà nói rằng đ̣i hỏi số một là bất hợp pháp và đ̣i hỏi thứ hai nằm ngoài khả năng của bà.
Bà Carrie Lam nói cảnh sát đă dùng 'vũ lực thích hợp' để phản ứng lại những người biểu t́nh bạo lực
Thay vào đó, bà đă t́m cách dập tắt cuộc khủng hoảng bằng các kế hoạch cải thiện nguồn cung nhà ở và giảm bớt áp lực chi phí sinh hoạt.
Không khí trong thành phố vẫn căng thẳng.
Nhà hoạt động v́ dân chủ nổi tiếng Jimmy Sham trong tuần qua đă bị đánh đập dă man bằng búa bởi bốn người đàn ông, một động thái mà các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ cho rằng nhằm đe dọa những người biểu t́nh và kích động bạo lực trước buổi diễu hành đă lên kế hoạch Chủ Nhật 20/10.
Cơ quan Tiền tệ Hong Kong, ngân hàng trung ương thành phố, nói hôm thứ Bảy rằng một số máy rút tiền sẽ tạm thời ngừng hoạt động, v́ lư do an ninh hoặc do lo ngại bị phá hoại.