Theo giới phân tích, tổng thống thứ 45 của Mỹ đă chà đạp lên các nỗ lực truyền thống và quyền lợi của chính nước Mỹ tại Trung Cận Đông, sau khi quyết định rút quân của Donald Trump mà ông cho là dựa theo « trực giác » đă đưa đến các hệ quả trên, khiến đồng minh mất tin tưởng, nhiều khủng bố Daech được tự do, chế độ Damas kiểm soát thêm lănh thổ, đối thủ Nga và Iran mở rộng tầm ảnh hưởng.
Trực thăng và binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trở về doanh trại sau một đợt tuần tra chung với lính Mỹ ở miền bắc Syria, ngày 08/09/2019. REUTERS/Murad Sezer/File Photo
Sau một tuần lễ đầy những tuyên bố mâu thuẫn, cuối cùng Washington xác nhận quyết định rút hết toàn bộ 1000 quân bố trí ở miền bắc Syria, phó mặc lực lượng Kurdistan-Syria FDS, đồng minh chống Deach, một ḿnh đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Âu, ṇng cốt là các đơn vị biệt kích của Pháp, thiếu yểm trợ của Mỹ, cũng chuẩn bị rút quân bỏ rơi các chiến hữu từng sát cánh ngăn chận Daech biến Syria thành bàn đạp tấn công khủng bố châu Âu.
Robert Malley, chuyên gia chủ tịch tổ chức Khủng Hoảng Quốc Tế International Crisis Group ICG chỉ trích Washington và tổng thống Donald Trump đă « quản lư kém » đến mức để xảy ra kịch bản xấu nhất với những hệ quả tồi tệ nhất.
Bước ngoặt tháng 12 năm 2018
Để chuẩn bị tái tranh cử nhiệm kỳ hai trong điều kiện tối ưu, tổng thống Donald Trump thông báo thực hiện lời hứa rút hết quân ra khỏi Trung Cận Đông. Cuối năm 2018, ông ra lệnh rút lực lượng tại Syria.
Thế nhưng, lệnh của chủ nhân Nhà Trắng gặp phải sự chống đối của các đồng minh phương Tây và trong khu vực không muốn Hoa Kỳ bỏ trống Trung Cận Đông. Không kể công luận Mỹ chê trách mà ngay trong chính quyền và quân đội cũng không tán thành sự lựa chọn này của Donald Trump. Theo Robert Malley, các đồng minh của Mỹ và lực lượng Kurdistan-Syria được các tướng lănh, các nhà ngoại giao Mỹ trấn an là đừng quan tâm đến « tuyên bố thiếu suy nghĩ » của ông tổng thống tỷ phú.
Tiếp theo đó, các cố vấn « hạ hỏa » được tổng thống, thuyết phục ông nghĩ đến quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ : tiêu diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, tuy đă tan ră nhưng vẫn c̣n khả năng gây rối, bảo vệ cộng đồng Kurdistan-Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là kẻ thù và nhất là nhu cầu ngăn chận Iran bành trướng thế lực.
Mười tháng sau, lần lượt bộ trưởng Quốc Pḥng James Mattis từ nhiệm, cố vấn John Bolton bị cách chức, tổng thống Donald Trump trở lại với quyết định « trực giác », để cho đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ tha hồ tấn công người Kurdistan-Syria.
Theo AFP, tuy thông báo quyết định lần đầu vào cuối năm 2018 nhưng lệnh rút lần thứ hai được thi hành trong vội vă, thiếu tổ chức dẫn đến hệ quả tai hại cho chính những mục tiêu mà Hoa Kỳ hy sinh tính mạng binh sĩ và hàng tỷ đô la để bảo vệ.
Chuyên gia Elysabeth Dent, thuộc Viện Nghiên Cứu Trung Đông giải thích : Lẽ ra, chính quyền Trump phải tỏ ra kiên định để không cho Thổ Nhĩ Kỳ ra quân. C̣n nếu cản không được th́ cũng phải tổ chức triệt thoái, đem tù binh Daech về nơi an toàn.
Donald Trump đánh mất tất cả
Hệ quả thứ hai là lực lượng Kurdistan-Syria FDS quay sang cầu viện quân đội Damas. Tổng thống Bachar al Assad, người mà Washington muốn trừ khử, không cần tốn một viên đạn, chiếm lại được một phần lănh thổ ở phía bắc bị mất từ năm 2011.
Không chỉ mất địa bàn, Hoa Kỳ của Donald Trump c̣n đánh mất niềm tin trong « phe thân Mỹ » và « làm tăng tự tin » cho phe đối nghịch. Tại Syria, quân đội Mỹ vẫn duy tŕ căn cứ Al Tanf, với 150 biệt kích, ở tỉnh Homs, gần vùng tam biên Syria, Irak và Jordanie để chận Iran lập một « ṿng cung Shia » đến tận Địa Trung Hải. Nhưng theo Robert Malley, cho dù có 2000 quân đi nữa, Mỹ cũng khó chận Iran nếu không có chiến lược xuyên suốt.
Quyết định của Donald Trump c̣n gây hoang mang cho các đồng minh truyền thống. Là kẻ thù của Iran, Ả Rập Xê Út trải thảm đỏ đón tiếp tổng thống Nga Putin, đồng minh của Iran, hôm thứ Hai (14/10/2019) tại Ryad.
Chuyên gia về chính trị Syria, Joshua Landis, đại học Oklahoma, phê phán với ít nhiều khiêu khích chủ nhân Nhà Trắng : « Uy tín Donald Trump sụp đổ tại Trung Đông trong khi Putin lên như diều gặp gió. Từ nay không c̣n ai tin ở tổng thống Trump, mọi người đều linh cảm Mỹ sẽ bỏ Trung Đông ».