Việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria là điều không thể chấp nhạn được. Mỹ vừa cảnh báo với nước này: Nếu cần, Mỹ có thể đóng băng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Trump đă trao quyền cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ giáng đ̣n nặng vào Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả đóng băng nền kinh tế nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 9/10 tuyên bố khởi động chiến dịch “Mùa xuân Ḥa b́nh” (Operation Peace Spring, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là Baris Pinari) ở miền bắc Syria, chống lại các tay súng của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bị cấm ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng ngày hôm đó, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đă tấn công thành phố Ras al-Ain thuộc tỉnh Al-Hasakah của Syria. Một thành phố khác của Syria, nằm ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ là Tell Abyad, cũng đă bị không kích. Sau đó, cuộc tấn công trên bộ cũng đă diễn ra.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tiến về phía đông khu vực sông Euphrates ở Syria và đă tấn công gần 200 mục tiêu ở Syria, khiến hàng chục dân thường và hàng trăm tay súng người Kurd thiệt mạng.
Trong bối cảnh đó, Liên minh châu Âu đă lên tiếng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt "hành động quân sự đơn phương" ở đông bắc Syria, một số nước Ả Rập cũng lên án hành vi này. Nhưng Ankara đă đe dọa “thả 3,6 triệu người tỵ nạn sang châu Âu” để cảnh báo EU.
Tổng thư kư Liên Hợp Quốc bày tỏ quan ngại cực độ về những sự kiện này. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ không tán thành hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria và coi đây là một ư tưởng tồi.
Người đứng đầu Bộ Quốc pḥng Mỹ Mark Esper kiên quyết kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ dừng hoạt động quân sự ở Syria, v́ điều này có thể đe dọa quân đội Mỹ và thành công trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), dịch vụ báo chí Lầu Năm Góc tiết lộ nội dung cuộc điện đàm giữa ông Esper và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar.
“Hôm qua, Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper và Bộ trưởng Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đă nói chuyện qua điện thoại và thảo luận về t́nh h́nh ở phía đông bắc Syria. Ông Esper nói rơ rằng, Hoa Kỳ phản đối các hành động không được thỏa thuận từ trước của Thổ Nhĩ Kỳ, v́ nó đe dọa tiến tŕnh của liên minh trong cuộc chiến với IS” - trích thông cáo.
Người đứng đấu Lầu Năm Góc nói rằng, bất chấp các biện pháp an ninh đă được thực hiện, hành động đơn phương của Ankara có thể gây bất lợi cho quân đội Mỹ ở Syria. Ông Esper cũng kiên quyết kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “ngừng hoạt động ở phía đông bắc Syria" để t́m ra những con đường chung, nhằm tránh leo thang t́nh h́nh.
Mỹ có thể giáng đ̣n nặng vào kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ
Ngoài việc để ngỏ khả năng sẽ đưa quân trở lại những khu vực này để cách ly lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể sẽ cho phép Bộ Tài chính Mỹ áp đặt trừng phạt “nghiêm trọng” về kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm 12/10, người đứng đầu Bộ Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin nói với phóng viên rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ trao cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ những quyền lực rộng lớn để áp đặt biện pháp trừng phạt đáng kể đối với Thổ Nhĩ Kỳ do hoạt động quân sự của họ ở Syria.
"Tôi vừa gặp Tổng thống Donald Trump, ông ấy đă ủy quyền và sẽ kư một sắc lệnh mới, cho phép Bộ Tài chính Hoa Kỳ, sau khi tham khảo ư kiến với Tổng thống và Ngoại trưởng Mike Pompeo, được quyền áp dụng những biện pháp trừng phạt cực kỳ nghiêm trọng với bất kỳ cá nhân nào có liên quan đến với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Quyền này sẽ bao gồm cả hai biện pháp trừng phạt sơ bộ lẫn bổ sung" - ông Mnuchin nói.
Theo người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ, Tổng thống Trump rất lo ngại về hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, có thể nhắm đến dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, cũng như các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, tại thời điểm này chúng tôi không áp dụng biện pháp trừng phạt nào nhưng, như Tổng thống nói, ông cho chúng tôi các quyền đáng kể” - ông Mnuchin nói.
Vị Bộ trưởng lưu ư rằng, đây là "những biện pháp trừng phạt rất mạnh mẽ". Ông Mnuchin cũng khẳng định với báo giới rằng, nếu cần thiết Hoa Kỳ có thể đóng băng toàn bộ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đồng thời ông cũng bày tỏ hy vọng rằng “Mỹ sẽ không phải dùng đến chúng”.
Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bị Mỹ đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt theo CAATSA (Luật chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt).
Theo đó, Hoa Kỳ đă tŕ hoăn và thậm chí là có thể hủy việc bán máy bay chiến đấu tàng h́nh thế hệ 5 của hăng Lockheed Martin là F-35 Lightning II cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như có thể áp đặt các biện pháp cấm vận về kinh tế đối với chính quyền của ông Recep Tayip Erdogan.
VietBF@ sưu tầm.