Lời dịch giả: Các cuộc thăm ḍ về Tổng thống Donald Trump cho thấy, sau vụ bê bối Ukraine (ông t́m sự giúp đỡ của ngoại quốc để tấn công đối thủ chính trị trong nước), nhóm ư kiến ủng hộ ông lại tăng, tuy chưa bằng nhóm ư kiến chống đối.
Điều này được giải thích như thế nào? Tác giả Jake Novak của hăng tin CNBC cho biết, những lư do của hiện tượng này trong bài phân tích mang tên: Tại sao con số ủng hộ lại thách thức việc luận tội?
Theo kinh nghiệm cá nhân, trong những lần tôi đi ngang dọc khắp nước Mỹ, tôi nghĩ rằng ông Novak rất có lư. Rất đông những người Mỹ ở “vùng sâu, vùng xa” không cần biết chuyện ǵ bên ngoài nước Mỹ, chuyện Trung Quốc, hay chuyện ông Trump quá kém khi xử lư vấn đề Bắc Hàn, chuyện gián điệp Nga,…thậm chí cả pháp luật họ cũng không quan tâm. Rất đông những người này có học thức kém hơn những người Mỹ sống dọc hai bờ biển, hay tại các trung tâm công nghệ và khoa học của nước Mỹ. Nh́n từ góc nào đó, nền giáo dục Mỹ đă thất bại khi tạo nên khoảng cách quá lớn về dân trí trong ḷng nước Mỹ.
Xin mời bạn đọc theo dơi bài phân tích sau đây của ông Novak.
Bất kể những chuyện tệ hại đang xảy ra, ông Trump gọi cho Tổng thống nước Ukraine yêu cầu ông này điều tra ông Biden, đối thủ chính trị tiềm năng của ḿnh, đă dẫn tới cuộc điều tra luận tội của Hạ viện Hoa Kỳ, con số ủng hộ ông qua các cuộc điều tra lại tăng lên.
Tại sao thế? Người nào hỏi câu này chắc hẳn không hiểu tại sao Donald Trump thắng cử vào năm 2016! Bởi v́ Trump được bầu lên để trở thành kẻ lật đổ trật tự, lật đổ càng nhiều càng tốt.
Cái câu khẩu hiệu tranh cử của ông ta là: Dẹp bọn quan lại (Drain the swamp) c̣n có nghĩa là một t́nh cảm mù quán (visceral) của nhiều người chống lại các định chế chính trị của nước Mỹ.
Cả triệu người bầu cho Trump và vẫn ủng hộ ông ta (cho đến nay) đă chọn ông ta v́ ông ta bẩn bựa, phá luật phá lệ, xem thường các chính trị gia.
Họ không thèm tin cái chuyện động trời là ông Trump bắt tay với nước ngoài, v́ đối với họ Hunter Biden (con trai ông Biden), bà Hillary Clinton, hay các nhân viên CIA (đang tố cáo việc làm nguy hiểm của ông Trump) cũng chỉ là những thành phần trong các định chế chính trị của nước Mỹ mà họ nghi ngờ.
Nếu (ai đó) so sánh ông Trump với một con chó hoang (junkyard dog) đang xới xáo lung tung, th́ họ cũng OK thôi. V́ đó là cái “thương hiệu cầu chứng” của Donald Trump.
Ông Dennis Muller, diễn viên hài, đă nói trên trang Facebook của ông ấy rất đúng về Trump: “Thằng cha đó nó được bầu làm Tổng thống v́ nó không xứng là Tổng thống.”
Các chuyện bê bối, thái độ bẩn bựa của Trump mà họ c̣n coi như không, th́ cái chuyện trật chánh tả trên các ḍng tweet của ông ta có sá ǵ! Nó c̣n có tác dụng làm nổi lên cái thương hiệu Trump, đối nghịch với cái lịch lăm, hiểu biết của các chính trị gia.
Thành ra cái chuyện mà ông Trump nói bậy nói bạ, nói tào lao hồi bầu cử 2016 được người ta nh́n với các tiêu chuẩn khác nhau. Mà chuyện này ông ta đă làm hồi c̣n làm bầu sô với chủ ṣng bạc rồi. Ông ta nói những cái chuyện tào lao mà chỉ suy nghĩ một chút là chả ai tin, như các kiểu quảng cáo sơn đông măi vơ, nào là thuốc trị bá bệnh, nào là xài hoài không hư,… Đó là cái kiểu tháu cáy mà ông ta đă thành công, tạo nên một thương hiệu cầu chứng. Những chính trị gia mà tháu cáy kiểu đó là toi ngay.
Chuyện thương hiệu là quan trọng lắm đấy. Chúng ta hăy xem xét hai trường hợp luận tội tổng thống trước đây, mà mỗi người có một số phận khác nhau (một phần) do cái thương hiệu của họ.
Hồi năm 1968, ông Nixon được bầu làm tổng thống với một thương hiệu là “luật pháp và trật tự”, hóa ra ông ta lại là kẻ phạm luật, và điều đó là tai họa cho ông ta. Khi vụ Watergate nổ ra, số ủng hộ ông ta xuống nhanh chóng. Ủy ban tư pháp Hạ viện đă gửi tài liệu cho toàn thể Hạ viện để luận tội ông ta, làm ông ta phải từ chức. Lúc ấy con số thăm ḍ ủng hộ ông ta chỉ có 22%.
Cách đây mới 20 năm thôi, ông Clinton bị hạ viện do đảng Cộng ḥa kiểm soát luận tội. Mặc dù lời buộc tội đưa ra là ông ta nói láo, nhưng thực ra là cái chuyện ông ta ngoại t́nh. Dĩ nhiên chuyện Lewinsky rất là bối rối cho ông ta, nhưng ai mà chả biết ông ta là một gă lăng nhăng? Và cái chuyện lăng nhăng đó chính là thương hiệu của ông ta. Mọi người nh́n sự lăng nhăng của Clinton như một cái ǵ đó có thật, hơn là mấy ông đứng đắn như Bush hay Bob Dole.
Clinton cũng có được một thuận lợi mà Nixon không có, đó là truyền h́nh cable suốt ngày suốt đêm. Điều này tạo cơ hội cho đám ủng hộ viên của ông ta có cơ hội phản công, chống lại những kẻ buộc tội ông. Hiện nay Trump, ít nhất cũng được Fox News và các kênh bảo thủ ủng hộ. Rồi ông ta c̣n có Twitter và những ủng hộ viên trên mạng xă hội nữa. Các tay đứng sô bảo thủ như Rush Limbaugh, Mark Levin cứ ra rả bênh vực Trump suốt ngày.
Những chuyện như vậy làm thành một thứ luật chơi khác xa giai đoạn 1973-1974.
Nhưng chuyện thương hiệu cũng không phải hoàn toàn là nguyên nhân làm cho Clinton và Trump khác xa Nixon. Hồi thời Nixon, kinh tế bết bết quá, trong khi cả Clinton và Trump đều đang trong thời kỳ kinh tế phát triển.
Nhưng mà không phải tất cả những chuyện trên, nào là thương hiệu, nào là kinh tế, có thể bảo vệ ông Trump thoát nạn cái vụ bê bối Ukraine. Nhất là nếu có một ứng cử viên nào đó không phải chính trị gia chuyên nghiệp xuất hiện. Nhưng những người đang thúc đẩy việc luận tội Trump có vẻ như không hiểu là việc đó càng làm cho ông ta mạnh hơn, như chúng ta đang thấy các con số ủng hộ cũng như số tiền ông ta gây quỹ tăng lên.
Trump không giống những người khác. Ông ta chơi những luật khác, được phán xét bởi những tiêu chuẩn khác. Đối thủ của ông ta mà không biết điều đó, cứ chơi theo kiểu cũ, th́ ông ta lại vượt qua những vụ bê bối, rồi lại thắng cử năm 2020 cho mà xem.
Tác giả: Jake Novak là một nhà phân tích chính trị và kinh tế. Từng làm việc cho hăng CNBC.
Jackhammer Nguyễn, lược dịch