HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề gì khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm gì để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung bình. Điều quan trọng là biết làm gì, làm thế nào để trị liệu, và khi nào thì cần tìm kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) BÒ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Bò cạp là loại côn trùng nhiều chân có hình dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ngòi / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được tìm thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết bò cạp cắn:
1. Rửa vùng bị bò cạp cắn bằng xà phòng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị bò cạp cắn trong vòng 10 phút , nếu cần thiết thì lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng gì
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này thì dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hãy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà phòng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tròn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt bò" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Bạn muốn thưởng thức trà chiều một cách tao nhã như các quý cô người Anh ngày xưa? Hãy thử chọn loại trà hoa hồng kiêu sa vừa giúp làm đẹp tự nhiên lại rất tốt cho sức khỏe nhé!
Hoa hồng không chỉ có tác dụng trang trí mà còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe của bạn. Với nhiều vitamin C và khoáng chất, trà hoa hồng chính là loại thảo dược có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích từ da đến tóc và các bộ phận khác bên trong cơ thể.
Nhiều bằng chứng cho thấy hoa hồng có nguồn gốc rất lâu đời, từ khoảng 30 triệu năm trước. Ngoài công dụng trang trí làm đẹp, hoa hồng còn có thể được chế biến thành nhiều công thức khác nhau như trà hoa hồng, nước hoa hồng hay nguyên liệu trong món ăn. Trong đó, trà hoa hồng là cách thức hấp thu dưỡng chất từ hoa hồng hiệu quả và dễ dàng áp dụng nhất.
Tác dụng của trà hoa hồng
trà hoa hồng
Hoa hồng có chứa chất oxy hóa tự nhiên có thể chữa lành các tổn thương trong tế bào và bảo vệ cơ thể tránh khỏi nhiều căn bệnh nghiêm trọng.
1. Trà hoa hồng làm đẹp da
Cánh hoa hồng có chứa rất nhiều vitamin A và E có thể giữ ẩm và làm săn chắc da, hạn chế sự xuất hiện của quầng thâm và nếp nhăn. Ngoài ra, hoa hồng còn là nguồn cung cấp vitamin C vốn được biết đến với đặc tính chống oxy hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng vitamin được hấp thụ qua thực phẩm tốt hơn nhiều so với nguồn vitamin C bằng viên uống. Do đó, trà hoa hồng chính là giải pháp cung cấp vitamin C lý tưởng cho bạn.
Uống trà hoa hồng hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, loại protein giúp da và tóc khỏe đẹp. Loại trà này cũng có chứa chất kháng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn hình thành mụn trứng cá. Các tinh chất trong trà hoa hồng cũng có thể cải thiện tình trạng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, hay trị da bị dị ứng và đỏ rát.
Trà hoa hồng chính là một liệu pháp làm đẹp da tự nhiên, giúp bạn giảm dấu hiệu của lão hóa da.
2. Trà hoa hồng chữa đau bụng kinh
Một nghiên cứu năm 2005 đã tìm thấy lượng chất kháng viêm của trà hoa hồng có tác dụng tích cực trong việc điều trị các triệu chứng khó chịu khi bạn đang ở vào giai đoạn kinh nguyệt, đặc biệt là đau bụng kinh. Tạp chí Hộ sinh và Sức khỏe Phụ nữ (Mỹ) tổng kết có khoảng 50% phụ nữ phải trải qua cơn đau bụng kinh. Ngoài các dấu hiệu đặc trưng như đau lưng và chuột rút, một số triệu chứng khác bạn có thể gặp phải là buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng.
Một nghiên cứu đã tiến hành trên các trẻ em gái vị thành niên trong vòng 6 tháng. Một số em được cho uống 2 tách trà hoa hồng mỗi ngày trong khoảng 1 tuần trước chu kì hành kinh đến ngày thứ 5 sau khi có kinh. Các em này cho biết cảm giác đau và căng thẳng giảm hẳn so với các em còn lại chỉ trong vòng 1 tháng điều trị.
Trà hoa hồng rất an toàn mà lại hữu hiệu trong việc chữa trị các triệu chứng gây khó chịu trong giai đoạn kinh nguyệt của chị em phụ nữ.
3. Chữa đau họng và cảm cúm
Một tách trà hoa hồng chính là giải pháp tự nhiên hữu hiệu giúp chữa trị cơn đau họng và các triệu chứng cảm cúm thông thường. Có thể bạn chưa biết nhưng thực ra, trà hoa hồng có chứa nhiều vitamin C hơn cả trong cam và chanh nữa đấy. Vitamin C có trong trà có thể chống viêm và làm dịu cơn đau.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên uống 3 – 4 tách trà hoa hồng mỗi ngày vào đầu mùa xuân và mùa thu để tránh bị cảm cúm. Trong trà hoa hồng có chứa rất nhiều vitamin B1, B2, K, beta-carotene cùng các hoạt chất như bioflavonoid, tannin và pectin giúp chống lại nhiễm trùng và giảm viêm.
Trà hoa hồng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng.
Trà hoa hồng kích thích quá trình sản xuất mật, giúp cải thiện chức năng ruột và tiêu hóa chất béo. Trà hoa hồng cũng có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột. Chất pectin trong trà hoa hồng có khả năng liên kết với chất béo và cholesterol trong ruột, nhờ đó loại bỏ chúng trước khi cơ thể hấp thụ.
Trà hòa hồng còn có thể sử dụng như một liệu pháp tự nhiên để điều trị táo bón, tiêu chảy và kiết lỵ.
Trà hoa hồng là một chất hỗ trợ tiêu hóa an toàn, được chứng minh là đặc biệt có hiệu quả trong việc tiêu hóa chất béo và thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn trong ruột.
5. Trà hoa hồng giúp giảm cân
Trà hoa hồng chứa lượng calo thấp và có công dụng giúp tăng cường trao đổi chất. Nhờ đó, trà hoa hồng có thể làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và ngăn không cho mỡ tích tụ ở các cơ quan nội tạng. Cơ thể bạn khi đó đốt cháy nhiều chất béo hơn và bạn có thể đạt được cân nặng lý tưởng mà mình đang hướng tới.
Trà hoa hồng là loại thức uống lành mạnh có thể thay thế cho các loại thức uống có đường khác vốn không tốt cho sức khỏe của bạn. Thói quen duy trì uống trà hoa hồng đều đặn có thể giúp bạn giảm cân nặng một cách đáng kể.
Thói quen uống trà hoa hồng giữa các bữa ăn vừa giúp bạn cải thiện chức năng hệ tiêu hóa vừa làm giảm cảm giác đói bụng, giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.
6. Trà hoa hồng giảm căng thẳng
Trà hoa hồng cũng có thể được sử dụng để làm giảm lo lắng, căng thẳng và cải thiện các triệu chứng bệnh trầm cảm. Đối với những người bị trầm cảm, trà có thể xem như một phương thuốc điều trị hiệu quả mà lại ít gây tác dụng phụ.
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng trầm cảm nhưng trà hoa hồng có thể được xem như một phần của quá trình trị liệu. Mùi hương của trà hoa hồng có công dụng trấn an và bạn có thể ngủ ngon hơn nếu uống một tách trà hoa hồng trước khi đi ngủ.
Trà hoa hồng là một phương pháp điều trị tự nhiên giúp giảm căng thẳng và lo lắng, có thể được sử dụng trong một kế hoạch điều trị trầm cảm lâu dài ít gây tác dụng phụ.
7. Trà hoa hồng ngăn ngừa viêm khớp
Viêm khớp có thể dẫn đến cơn đau mãn tính. Một nghiên cứu năm 2015 đã kết luận rằng khả năng chống viêm của trà hoa hồng có thể gần tương đương với loại thuốc chống viêm steroid NSAIDs trong điều trị viêm khớp.
Trà hoa hồng là một chất lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ nước tích tụ trong các mô gây viêm và cơn đau kéo dài. Bạn uống 2 tách trà hoa hồng mỗi ngày có thể giảm đau và kháng viêm do viêm khớp.
8. Trà hoa hồng giúp ngăn ngừa ung thư
Các nhà khoa học đã xác định được trà hoa hồng có thể ngăn chặn các đột biến gen, tác nhân gây ung thư. Một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy đặc tính chống đột biến của chiết xuất hoa hồng có được là do hàm lượng anthocyanin cao trong cây. Ngoài hoa hồng thì việt quất, mâm xôi và đậu nành đen cũng có chứa lượng anthocyanin cao.
Trà hoa hồng còn chứa loại chất chống oxy hóa EGCG, catechin và polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, nguyên nhân gây ung thư. Các chất chống oxy hóa mạnh có thể tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh xung quanh.
Chất chống oxy hóa mạnh có trong trà hoa hồng có tác dụng ngăn chặn các đột biến gen có thể gây ung thư.
Trà hoa hồng có thể làm từ hoa khô hoặc hoa hồng tươi. Đối với hoa hồng khô, bạn nên lựa chọn sản phẩm từ nhà sản xuất có uy tín và chú ý đến hạn sử dụng. Còn đối với hoa hồng tươi, bạn nên lưu ý đến cách chọn hoa để pha trà ra nước ngon nhất.
Đối với hoa hồng mua
Bạn có thể chọn hoa hồng damask và hoa hồng leo thường được sử dụng để làm các loại nước hoa hồng và tinh dầu hương hoa hồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn hoa hồng vàng và cả hoa hồng trắng trong công thức nấu trà của mình. Hoa hồng đỏ thường có ít vị hoa và mùi hương quá nồng, do đó bạn nên ưu tiên chọn hoa hồng đỏ để làm trà hoa hồng.
Bạn có thể chọn nhiều loại hoa hồng khác nhau tùy theo sở thích. Hãy lưu ý tránh chọn phải những bông hoa đã bị phun thuốc trừ sâu và các loại hóa chất khác bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Đối với hoa hồng tự trồng
Nếu bạn chọn hoa hồng trong vườn nhà mình thì hãy nhớ, thời điểm tốt nhất để lấy hoa chính là hái vào giữa sáng. Bạn hãy chắc hái hoa hồng sau khi sương sớm tan và trước nắng trưa gay gắt. Sau khi lựa chọn hoa hồng, bạn hãy cắt bỏ phần nhỏ màu trắng ở dưới cùng của mỗi cánh hoa. Phần này thường có vị đắng và có thể làm mất vị ngon của trà.
Nếu bạn cần sử dụng hoa hồng tươi để pha trà hoa hồng thì tốt nhất là nên sử dụng hoa trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi đã hái khỏi cành.
Cách làm trà hoa hồng
Có nhiều công thức pha trà hoa hồng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để cho ra một tách trà thơm ngon mà lại tốt cho sức khỏe.
1. Cách làm trà hoa hồng từ hoa tươi
trà hoa hồng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
•5 bông hoa hồng
•Mật ong hoặc đường
•Nước sạch
Cách thực hiện
Bước 1: Hoa hồng sau khi mua về, bạn tách ra từng bông và ngâm trong chậu nước muối để làm sạch bụi bẩn. Sau đó, bạn phải rửa lại thật sạch dưới vòi nước để loại bỏ hết muối còn sót lại trên cánh hoa. Khi rửa, bạn nên nhẹ nhàng để tránh làm cánh hoa bị giập.
Bước 2: Bạn phơi hoa hồng ra rổ để cho ráo nước nhưng nhớ phải tránh ánh sáng mặt trời quá gắt vì sẽ làm hoa bị ngả màu.
Bước 3: Sau đó, bạn cho hoa hồng đã phơi khô vào nồi và đổ nước vào sấp mặt.
Bước 4: Bạn nấu nồi nước hoa hồng trong khoảng 5 phút sau đó tắt bếp và đổ ra bình chứa.
Bước 5: Khi uống, bạn có thể thêm mật ong vào và thưởng thức. Trà hoa hồng có thể uống nóng hoặc thêm đá lạnh vào tùy sở thích của bạn.
2. Cách làm trà hoa hồng từ nụ hoa khô
trà hoa hồng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
•10g gừng
•15ml mật ong
•1 gói trà túi lọc
•15g nụ hoa hồng
•Nước sạch
Cách thực hiện
Bước 1: Gừng bạn rửa sạch, cạo vỏ và thái thành từng lát mỏng.
Bước 2: Bạn cho nước sạch vào ấm đun sôi, sau đó rót nước sôi vào ly thủy tinh để ngâm trà túi lọc trong khoảng 2 phút rồi lấy ra để lấy nước.
Bước 3: Bạn cho gừng và nụ hoa hồng khô vào trong ấm trà, ngâm trong khoảng 8 – 10 phút cho ra nước.
Bước 4: Khi uống, bạn rót trà ra tách rồi cho thêm chút mật ong vào và khuấy đều lên. Nếu thích, bạn có thể cắt thêm một lát chanh cho vào tách trà và uống nóng hoặc uống lạnh đều được.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
•4 gói trà túi lọc
•10 nụ hồng khô
•200ml sữa tươi có đường
•2 muỗng cà phê đường nâu
Cách thực hiện
Bước 1: Bạn hòa tan 2 muỗng cà phê đường nâu vào 800ml nước sôi, sau đó ngâm 4 gói trà túi lọc và 10 nụ hoa hồng trong khoảng 10 phút để tạo mùi hương cho trà.
Bước 2: Tiếp theo, bạn bắc nồi lên bếp để đun sữa tươi. Trong lúc đun, bạn nhớ dùng phới lồng đánh đều cho sữa nổi bọt trong khoảng 3 – 4 phút là được.
Bước 3: Bạn đổ phần cốt trà vào sữa mới chuẩn bị và khuấy đều.
Bước 4: Trước khi uống, nếu thích bạn có thể làm thêm lớp bọt sữa (milk foam) lên trên mặt và rải cánh hoa hồng lên trên cho đẹp mắt. Thức uống này sẽ ngon hơn khi bạn uống lạnh.
Trà hoa hồng được coi là một thức uống an toàn và không có tác dụng phụ nào. Tuy vậy, bạn vẫn nên sử dụng trà theo một liều lượng vừa phải. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng trà hoa hồng, bạn nên uống từ 1 đến 3 tách trà hoa hồng mỗi ngày.
Hoa hồng không những đẹp mà còn có thể pha chế thành món trà hoa hồng thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Trà hoa hồng có thể giúp bạn giảm căng thẳng, ngừa ung thư, đặc biệt lại rất tốt cho chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ hoặc muốn duy trì cân nặng và giữ gìn vóc dáng. Dù đang mắc phải một căn bệnh mãn tính hay đơn giản là thích thưởng thức tiệc trà chiều như các quý cô, trà hoa hồng cũng sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho những ngày bạn muốn thư giãn đấy!
Nếu cô bé có vị ngọt, trải nghiệm làm chuyện ấy sẽ khiến chàng cảm thấy thích thú hơn. Vậy các nàng nên ăn gì để “cô bé” có vị ngọt hấp dẫn?
Vùng kín khỏe mạnh vừa mang đến sự tự tin khi làm chuyện ấy vừa là dấu hiệu cho thấy bạn đang chăm sóc “cô bé” rất tốt. Không chỉ tìm cách làm thơm vùng kín, nhiều nàng còn muốn “cô bé” có vị ngọt để tăng sức hấp dẫn với chàng.
Bạn có tò mò muốn biết mình nên ăn gì để “cô bé” có vị ngọt và luôn khỏe mạnh?
1. Sữa chua
Thói quen ăn sữa chua thường xuyên không chỉ là cách làm hồng vùng kín tại nhà hiệu quả và an toàn mà cũng giúp “cô bé” có vị ngọt ngào hơn. Loại thực phẩm này chứa rất nhiều men vi sinh giúp duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn ở vùng kín và cải thiện bệnh nấm candida sinh dục. Những tác dụng này sẽ giúp vùng nhạy cảm vừa khỏe vừa quyến rũ. Hơn nữa, sữa chua còn rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhẹ cách bệnh về đường tiêu hóa.
Bạn có thể ăn khoảng 113g sữa chua mỗi ngày để giúp “cô bé” luôn sạch sẽ và ngọt ngào cũng như cơ thể được khỏe mạnh hơn.
Nếu ăn sữa chua đúng cách, bạn không những giúp cô bé có vị ngọt mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, phòng ngừa loãng xương và duy trì cân nặng hợp lý. Bạn nên ăn sữa chua sau bữa trưa khoảng 1 – 2 tiếng để hấp thu nhiều dưỡng chất.
2. Trái dứa
ăn gì để cô bé có vị ngọt
Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như kali, đồng, mangan, canxi, magie, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ, bromelain… Những chất dinh dưỡng này không những giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà cũng cân bằng pH vùng kín. Vì thế, loại trái cây này vừa giúp cô bé ngọt ngào hơn vừa mang đến hương thơm quyến rũ cho vùng nhạy cảm.
Quả dứa không chỉ là một bí quyết đơn giản giúp cô bé có vị ngọt mà còn là một trong những thành phần làm đẹp tự nhiên. Bạn cũng có thể thử các cách chăm sóc cơ thể với dứa như ủ tóc, dưỡng môi, dưỡng da… Nếu ăn dứa, bạn không nên ăn lúc đói sẽ có nguy cơ gây hại cho dạ dày nhé.
Bên cạnh dứa, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, chanh, cam… Những loại trái cây này cũng có tác dụng tương tự lên vùng kín. Hơn nữa, nam giới muốn tinh dịch của mình có vị ngọt hơn cũng có thể ăn dứa và các loại trái cây họ cam quýt đấy.
3. Cây quế
Quế là một loại gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn và đồ uống ngon miệng. Nhiều người còn sử dụng cây quế như một loại thảo dược có tác dụng chống nấm, giảm đau và sát trùng, điều trị tiêu chảy, cảm lạnh, đau bụng, tăng huyết áp, mất cảm giác ngon miệng và viêm phế quản. Thế nhưng, ít ai biết rằng loại thảo dược này không những có tác dụng giúp hơi thở thơm mát hơn mà còn giúp “cô bé” có vị ngọt.
Quế có thể giúp bạn trung hòa vị axit trọng âm đạo. Loại thực phẩm cũng có khả năng kháng vi khuẩn nhẹ và có thể giúp điều trị nhiễm trùng nấm men (nhiễm nấm Candida). Vùng kín khỏe mạnh và có độ pH cân bằng sẽ có hương vị dễ chịu hơn. Một số loại gia vị khác cũng có tác dụng tương tự là bạch đậu khấu và bạc hà.
Bạn nên cẩn thận vì quế có thể làm tăng nhịp tim nên dùng liều lượng cao có thể gây nguy hiểm cho người bị bệnh tim. Cây quế cũng là một vị thuốc có thể gây dị ứng với triệu chứng chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt, thở dốc, đau bụng, sưng mặt hoặc tay, sốc phản vệ và buồn nôn.
Rau cần tây chứa nhiều nước và vitamin C nên có thể làm giảm các vị khó chịu của vùng kín rất tốt. Vitamin C cũng có thể giúp bạn khôi phục hệ vi khuẩn trong âm đạo, giúp lợi khuẩn trong “cô bé” có thể phát triển tốt hơn. Ngoài cần tây, bạn cũng có thể dùng thêm các loại rau có nhiều chất diệp lục như mùi tây và cỏ lúa mì.
Bạn có thể chế biến cần tây thành các món như cần tây xào bò, cần tây xào mực, cần tây xào tôm, cần tây trộn với sốt mayonnaise, canh rau cần tây… Nếu muốn giảm cân, bạn có thể thử học cách làm nước ép cần tây vừa giúp giữ dáng lại tăng cường sức khỏe.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nước ép cần tây: Vừa tốt cho sức khỏe lại giúp bạn giảm cân
Tuy nhiên, bạn cần dừng dùng cần tây và tránh quan hệ bằng miệng nếu vùng kín có mùi hay có vị khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa và cần đi khám ngay.
5. Nam việt quất
Nước ép nam việt quất có thể giúp bạn loại bỏ bớt vi khuẩn trong đường tiết niệu để tránh những viêm nhiễm khó chịu. Loại nước này cũng giúp giữ độ pH âm đạo được cân bằng nên sẽ là món bạn nên bổ sung thường xuyên nếu muốn chăm sóc cô bé thơm tho, ngọt ngào.
Một số món ăn có thể giúp bạn chăm sóc cô bé thơm tho và ngọt ngào những cũng có vài món ăn có thể ảnh hưởng tới mùi vị vùng kín. Bên cạnh thói quen vệ sinh và chăm sóc vùng kín mỗi ngày, bạn cũng cần lưu ý tránh một số món ăn không tốt cho “cô bé”.
Nếu muốn tận hưởng trải nghiệm quan hệ bằng miệng thăng hoa, bạn có thể hạn chế những món như:
• Thịt đỏ: Việc ăn nhiều thịt đỏ có thể khiến vùng kín có vị mặn khó chịu.
• Các thực phẩm có mùi mạnh: Các món có thể khiến hơi thở có mùi cũng có thể gây ảnh hưởng tới mùi vùng kín. Điều này có nghĩa là bạn nên hạn chế những món có tỏi, hành tây, bắp cải, súp lơ, măng tây…
• Cá: Loại thực phẩm này có thể khiến vùng kín có vị tanh.
• Đồ ăn vặt: Đồ ăn vặt chứa nhiều hóa chất và chất bảo quản gây hại cho cơ thể và làm mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo.
Khi đã biết ăn gì để cô bé có vị ngọt, bạn sẽ luôn cảm thấy tự tin khi tận hưởng chuyện ấy với chàng. Bạn hãy bổ sung những thực phẩm giúp chăm sóc cô bé thơm tho và khỏe mạnh để chuyện chăn gối luôn mang đến những cung bậc cảm xúc thú vị cho cả hai nhé!
8 công dụng của sữa dê giúp bạn tăng cường sức khỏe
Tác giả: Hoa Vũ
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
.
8 công dụng của sữa dê giúp bạn tăng cường sức khỏe
Sữa dê thường không được nhiều người lựa chọn trong thức uống hàng ngày vì giá thành đắt đỏ và có mùi vị không thơm ngon như các loại sữa khác. Liệu bạn có đang bỏ lỡ công dụng của sữa dê giúp bạn tăng cường sức khỏe chỉ vì loại sữa này mắc tiền và khó uống?
Sữa dê là một thức uống giàu dinh dưỡng vì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng vì sữa dê không phổ biến trên thị trường nên ít được người tiêu dùng lựa chọn. Loại thức uống này không chỉ giúp bạn làm đẹp da mà còn hỗ trợ bạn ngăn ngừa lại những bệnh tật khác.
Hơn thế nữa, sữa dê còn phù hợp cho những người bị dị ứng với đường sữa lactose (chứng không dung nạp đường lactose). Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn sữa dê để bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng thiết yếu cũng như thay đổi khẩu vị để cảm thấy mới lạ hơn khi thưởng thức.
Nếu bạn muốn biết sữa dê còn có lợi gì cho sức khỏe thì hãy cùng tìm hiểu 9 công dụng của sữa dê trong bài viết dưới đây nhé.
1. Sữ dê hỗ trợ cải thiện não bộ
Theo các nhà khoa học, chất lipid trong sữa dê có thể làm giảm bớt sự lo lắng và cải thiện tinh thần não bộ. Sữa dê cũng chứa axit alpha linoleic liên hợp giúp cho sự phát triển của não ở mọi lứa tuổi.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ ngày 3 tháng 2 năm 2015 đã cho thấy công dụng của sữa dê có lợi cho sức khỏe của trí não. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia uống sữa dê có hàm lượng glutathione (một chất chống oxy hóa mạnh) cao hơn trong não so với những người không uống. Glutathione có thể giúp bạn loại bỏ căng thẳng oxy hóa do các hợp chất hóa học phản ứng tạo ra trong quá trình trao đổi chất bình thường của não.
Tình trạng căng thẳng oxy hoá làm ảnh hưởng đến một số bệnh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và nhiều tình trạng bệnh khác. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sữa dê cho cơ thể để hỗ trợ tinh thần não bộ khỏe mạnh.
2. Sữa dê giúp bảo vệ tim mạch
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng lớn axit béo có lợi trong sữa dê, góp phần cân bằng cholesterol trong cơ thể. Do đó, cơ thể bạn có thể nhận đủ axit béo lành mạnh cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, đau tim, xơ vữa động mạch,…
Hàm lượng kali trong sữa dê còn có tác dụng làm giảm căng thẳng trong mạch máu cũng như hệ tim mạch, do đó giúp làm giảm huyết áp.
3. Sữa dê chăm sóc làn da mịn màng
công dụng của sữa dê
Sữa dê là loại thực phẩm rất giàu axit béo thiết yếu và chất béo trung tính như axit caprylic và caproic cùng nhiều chuỗi protein ngắn nên càng dễ hấp thụ vào các tế bào da. Vì thế mà công dụng của sữa dê là giúp dưỡng ẩm, làm cho da mềm mịn, trắng hồng, căng mượt và khỏe khoắn.
Mặt khác, sữa dê còn có tính kiềm nên không làm kích ứng da. Chính vì lý do đó mà bạn có thể dùng sữa dê để rửa mặt và làm đẹp da vào buổi sáng để chăm sóc làn da mịn màng hơn.
Một yếu tố không thể thiếu là sữa dê có chứa nhiều vitamin A và các axit lactic giúp làm sáng da. Bạn cũng có thể sử dụng xà phòng sữa dê để dưỡng ẩm da và hỗ trợ làm giảm các vết chàm.
4. Sữa dê giúp xương chắc khỏe
Theo nhiều nghiên cứu, sữa dê cung cấp một lượng canxi tương tự như sữa bò và cực kỳ có lợi cho các cấu trúc xương và giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan như loãng xương.
Mặt khác, nhờ hàm lượng protein phong phú mà sữa dê có thể đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Cụ thể, protein đóng vai trò chính trong việc xây dựng các tế bào cơ bắp và xương.
Sữa dê rất cần thiết trong các hoạt động trao đổi chất cũng như sức khỏe tổng thể. Với công dụng của sữa dê, bạn có thể đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em
Mặc dù sữa dê có chứa nhiều các axit béo và các chất dinh dưỡng khác, nhưng sữa dê không làm bạn tăng cân mà còn có thể giúp bạn giảm cân. Trên thực tế, các axit béo trong sữa dê đều tốt cho cơ thể và không làm tích tụ mỡ dưới da.
Bên cạnh đó, lượng protein trong sữa sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng no và no lâu làm giảm lượng tiêu thụ các thức ăn khác.
Sữa dê còn chứa một lượng chất béo không bão hòa có tác dụng kiềm soát cholesterol ở mức ổn định nên không làm tăng cholesterol như các chất béo khác. Do đó, sữa dê hổ trợ khá tốt cho bạn trong quá trình giảm cân.
6. Sữa dê có lợi cho hệ tiêu hóa
Sau khi bạn uống sữa dê, các protein trong sữa sẽ từ từ tích tụ ở dạ dày và biến thành một loại sữa đông mềm và nhỏ. Chính vì vậy, sữa dê dễ tiêu hóa hơn so với một vài loại sữa khác nên giúp ích rất nhiều cho việc giảm bớt căng thẳng trong hệ thống tiêu hóa.
Với 1 cốc sữa dê mỗi ngày bạn sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong 1 cốc sữa dê có thể bổ sung cho cơ thể bạn 20% lượng vitamin B và 40% nhu cầu canxi hàng ngày cũng như các chất dinh dưỡng khác như photpho và kali.
Hơn thế nữa, sữa dê cũng thúc đẩy sự hấp thu của đồng và sắt trong hệ thống tiêu hóa không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất mà còn giúp cả bệnh nhân bị thiếu máu và thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Sữa dê còn có chứa một loại enzyme độc đáo có tên là oligosaccharides với đặc tính chống viêm rất hữu ích cho những bệnh về viêm ruột và các bộ phận khác trong cơ thể.
7. Sữa dê tăng cường sức đề kháng
công dụng của sữa dê
Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa các loại bệnh bằng cách nhận biết và loại bỏ các vật thể lạ, vi rút và ký sinh trùng tấn công hoặc xâm nhập vào cơ thể. Theo đó, bạn nên tăng cường hệ miễn dịch để giảm rủi ro mắc bệnh bằng cách cung cấp các yếu tố thiết yếu, bao gồm cả selenium.
Theo các nghiên cứu khác nhau, selenium là khoáng chất quý hiếm cực kỳ quan trọng đối với khả năng miễn dịch và được tìm thấy phần lớn trong sữa dê. Vì thế, công dụng của sữa dê là giúp bạn có khả năng bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật và nhiễm trùng.
8. Sữa dê phù hợp với người dị ứng lactose
Những người mắc chứng bệnh không dung nạp lactose thường có các triệu chứng bao gồm đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn. Những triệu chứng này thường được thể hiện rõ sau khoảng từ 30 phút đến 2 tiếng ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa. Tình trạng này khiến họ không thể bổ sung nhiều dưỡng chất từ sữa như nhiều người khác.
Mặc dù vậy, bạn có thể lựa chọn uống sữa dê để thay thế cho các loại sữa bò có hàm lượng lactose cao. Sữa dê đã được xác nhận là có ít đường lactose hơn so với sữa bò và ít gây ra phản ứng phụ với người dị ứng.
Trước khi uống sữa dê, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của mình để không phải gặp bất kỳ các triệu chứng không mong muốn.
Sữa dê có nhiều công dụng bảo vệ cơ thể bạn chống lại bệnh tật đặc biệt là đối với những người có bệnh về đường tiêu hóa và dị ứng với lactose. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng sữa dê để thay thế bữa ăn chính hoặc dùng sữa dê để điều trị bất cứ chứng bệnh nào về đường tiêu hóa. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đọc kỹ thông tin trên bao bì sữa để xem loại sữa bạn chọn có chứa chất gây dị ứng hay không trước khi sử dụng nhé
Bạn dị ứng sữa bò? Đừng lo, đã có các loại sữa khác thay thế!
Tác giả: Tuyết Trinh
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
.
Bạn dị ứng sữa bò? Đừng lo, đã có các loại sữa khác thay thế!
Nếu bạn dị ứng với sữa bò thì sẽ buộc phải hạn chế hoặc loại bỏ sữa bò ra khỏi thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì các loại sữa khác vẫn có thể cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sữa dừa, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân…
Nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị dị ứng sữa bò, tuy nhiên một số người vẫn bị dị ứng sữa bò khi đã trưởng thành. Bạn có thể trải qua một số dấu hiệu dị ứng như đau bụng, ngứa ngáy, nổi mề đay… Để tránh được các triệu chứng khó chịu do dị ứng sữa bò, bạn có thể lựa chọn các loại sữa thay thế sau đây nhé.
1. Sữa đậu nành
các loại sữa
Sữa đậu nành làm từ hạt đậu nành hoặc đạm đậu nành và thường sẽ bổ sung thêm chất làm đặc và dầu thực vật để tăng hương vị. Sữa đậu nành có thể được xem là một trong các loại sữa thay thế rất tốt cho sữa bò.
Trong 240ml sữa đậu nành nguyên chất không đường chứa khoảng 80 – 90 calo, 4 – 4,5g chất béo, 7 – 9g protein và 4g carbohydrate. Về mặt dinh dưỡng, sữa đậu nành chính là loại sữa thay thế hợp lý nhất cho sữa bò do có chứa hàm lượng protein tương tự, còn lượng calo, chất béo và carbohydrate thì khoảng 1/2 sữa bò.
Sữa đậu nành cũng là nguồn cung protein từ thực vật chất lượng cao với đầy đủ các loại amino axit mà cơ thể không thể tự sản xuất mà phải bổ sung bằng chế độ ăn uống.
Sữa đậu nành làm từ hạt đậu nành có vị mát, hơi ngậy và là một trong các loại sữa có thành phần dinh dưỡng gần giống nhất với sữa bò.
2. Sữa hạnh nhân
các loại sữa
Sữa hạnh nhân làm từ hạt hạnh nhân hoặc bơ hạnh nhân và nước. Sữa có vị ngọt nhẹ và mùi hạnh nhân. Đây là một trong các loại sữa có thể pha thêm vào cà phê và trà, trộn với sinh tố và dùng thay thế cho sữa bò trong các món tráng miệng.
Trong 240ml sữa hạnh nhân nguyên chất có chứa khoảng 30 – 35 calo, 2,5g chất béo, 1g protein và 1 – 2g carbohydrate. Đây là một trong các loại sữa thay thế sữa bò với lượng calo thấp nhất nên rất lý tưởng cho những ai đang trong chế độ ăn hạn chế calo. Sữa hạnh nhân chỉ chứa khoảng 1/4 lượng calo so với sữa bò.
Sữa hạnh nhân còn là nguồn cung cấp vitamin E tự nhiên, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây bệnh. Để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất từ hạnh nhân, bạn nên chọn loại sữa có chứa hàm lượng hạnh nhân cao, khoảng 7 – 15%.
Bạn cần lưu ý là sữa hạnh nhân có chứa axit phytic có thể cản trở sự hấp thu sắt, kẽm và canxi của cơ thể.
3. Sữa dừa
các loại sữa
Sữa dừa làm từ cơm dừa tươi, có vị béo ngậy, rất thích hợp giải khát vào mùa hè. Bạn có thể uống riêng, pha sinh tố hoặc chế biến món ăn đều rất ngon.
Khoảng 240ml sữa dừa có thể chứa 45 calo, 4g chất béo và hầu như không chứa protein và carbohydrate. Sữa dừa chứa khoảng 1/3 lượng calo và 1/2 lượng chất béo so với sữa bò.
Sữa dừa chứa lượng protein và carbohydrate thấp nhất trong số các loại sữa thay thế sữa bò. Do đó, sữa dừa có thể không phù hợp nếu bạn đang cần bổ sung protein, nhưng nếu bạn cần giảm lượng carbohydrate hấp thụ thì sữa dừa sẽ là một lựa chọn lý tưởng.
Khoảng 90% calo từ sữa dừa là chất béo bão hòa (hay còn gọi là chất béo no), trong đó có chất béo MCT. Một số nghiên cứu cho thấy chất béo MCT có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân và cải thiện lượng cholesterol trong máu tốt hơn các loại chất béo khác.
Sữa dừa không chứa protein, carbohydrate, đồng thời sữa dừa lại rất giàu chất béo MCT có nhiều tác động tích cực đến hiệu quả giảm cân.
Sữa yến mạch có vị ngọt thanh tự nhiên, có thể sử dụng để chế biến các món ăn tương tự như sữa bò, đồng thời cũng có thể dùng chung với ngũ cốc hoặc sinh tố.
Trong 240ml sữa yến mạch có chứa khoảng 140 – 170 calo, 4,5 – 5g chất béo, 2,5 – 5g protein và 19 – 29g carbohydrate. Sữa yến mạch có lượng calo tương tự như sữa bò, lượng carbohydrate gấp đôi còn lượng protein và chất béo bằng 1/2 sữa bò.
Một nghiên cứu ở nam giới có lượng cholesterol cao đã cho thấy uống 750ml sữa yến mạch mỗi ngày trong vòng 5 tuần có thể làm giảm lượng cholesterol toàn cơ thể xuống 3% và giảm cholesterol LDL xuống 5%.
Sữa yến mạch còn giàu chất xơ beta-glucan, loại chất xơ hòa tan sẽ tạo thành một loại gel dày khi đi qua ruột. Beta-glucan sẽ gắn vào cholesterol, làm giảm sự hấp thu cholesterol trong cơ thể. Nhờ đó giúp hạ cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chất beta-glucan trong sữa yến mạch cũng giúp làm tăng cảm giác no và hạ lượng đường huyết sau mỗi bữa ăn.
Sữa yến mạch giàu protein và chất xơ, calo và carbohydrate. Sữa yến mạch còn chứa beta-glucan có thể giúp hạ cholesterol và đường huyết.
5. Sữa gạo
các loại sữa
Trong các loại sữa, sữa gạo chính là lựa chọn an toàn nhất nếu bạn bị dị ứng sữa bò, gluten, đậu nành hay sữa từ các loại hạt. Sữa gạo có vị thanh và ngọt, có thể dùng làm thức uống tráng miệng hoặc pha sinh tố.
Trong 240ml sữa gạo chứa 130 – 140 calo, 2 – 3g chất béo, 1g protein và 27 – 38g carbohydrate. Sữa gạo chứa lượng calo tương tự như sữa bò, nhưng lượng carbohydrate thì gấp đôi. Sữa gạo cũng chứa ít protein và chất béo hơn sữa bò.
Sữa gạo có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao 79 – 92, được hấp thụ nhanh qua ruột và làm tăng đáng kể lượng đường trong máu. Do đó, sữa gạo có thể không thích hợp nếu bạn bị tiểu đường. Ngoài ra, do có hàm lượng protein thấp nên sữa gạo cũng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho trẻ em đang phát triển, vận động viên và người lớn tuổi.
Sữa gạo ít gây dị ứng so với các loại sữa thay thế sữa bò khác, nhưng một số nhóm đối tượng sẽ không thích hợp dùng loại sữa này như trẻ đang phát triển, vận động viên và người lớn tuổi.
6. Sữa hạt điều
các loại sữa
Sữa hạt điều có vị ngọt, béo ngậy, thích hợp làm sinh tố, pha với cà phê hoặc làm thức uống tráng miệng thay thế sữa bò.
Trong 240ml sữa hạt điều nguyên chất chỉ chứa 25 – 50 calo, 2 – 4g chất béo, 0 – 1g protein và 1 – 2g carbohydrate. Sữa hạt điều chứa khoảng 1/3 calo so với sữa bò; khoảng 1/2 chất béo; lượng protein và carbohydrate thì hầu như không đáng kể.
Do hàm lượng protein thấp nên sữa hạt điều có thể không thích hợp nếu bạn có nhu cầu muốn tăng protein. Thay vào đó, bạn có thể chọn các loại sữa giàu protein thay thế khác như sữa đậu nành hay sữa yến mạch.
Sữa hạt điều không đường là một lựa chọn ít calo lý tưởng khi bạn đang có nhu cầu giảm lượng calo hàng ngày. Hàm lượng carbohydrate và đường thấp cũng rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Sữa hạt điều có vị thơm ngon, béo ngậy, lại dễ chế biến tại nhà nên bạn có thể tự thực hiện món sữa hạt điều tại nhà mà không mất quá nhiều thời gian.
Các loại sữa thay thế sữa bò khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng và có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm đối tượng nhất định. Bạn cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của mình để chọn được loại sữa phù hợp nhất cho mình. Như vậy, bạn sẽ tránh được tình trạng dị ứng mà vẫn bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Sữa yến mạch có vị ngọt thanh tự nhiên, có thể sử dụng để chế biến các món ăn tương tự như sữa bò, đồng thời cũng có thể dùng chung với ngũ cốc hoặc sinh tố.
Trong 240ml sữa yến mạch có chứa khoảng 140 – 170 calo, 4,5 – 5g chất béo, 2,5 – 5g protein và 19 – 29g carbohydrate. Sữa yến mạch có lượng calo tương tự như sữa bò, lượng carbohydrate gấp đôi còn lượng protein và chất béo bằng 1/2 sữa bò.
Một nghiên cứu ở nam giới có lượng cholesterol cao đã cho thấy uống 750ml sữa yến mạch mỗi ngày trong vòng 5 tuần có thể làm giảm lượng cholesterol toàn cơ thể xuống 3% và giảm cholesterol LDL xuống 5%.
Sữa yến mạch còn giàu chất xơ beta-glucan, loại chất xơ hòa tan sẽ tạo thành một loại gel dày khi đi qua ruột. Beta-glucan sẽ gắn vào cholesterol, làm giảm sự hấp thu cholesterol trong cơ thể. Nhờ đó giúp hạ cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chất beta-glucan trong sữa yến mạch cũng giúp làm tăng cảm giác no và hạ lượng đường huyết sau mỗi bữa ăn.
Sữa yến mạch giàu protein và chất xơ, calo và carbohydrate. Sữa yến mạch còn chứa beta-glucan có thể giúp hạ cholesterol và đường huyết.
5. Sữa gạo
các loại sữa
Trong các loại sữa, sữa gạo chính là lựa chọn an toàn nhất nếu bạn bị dị ứng sữa bò, gluten, đậu nành hay sữa từ các loại hạt. Sữa gạo có vị thanh và ngọt, có thể dùng làm thức uống tráng miệng hoặc pha sinh tố.
Trong 240ml sữa gạo chứa 130 – 140 calo, 2 – 3g chất béo, 1g protein và 27 – 38g carbohydrate. Sữa gạo chứa lượng calo tương tự như sữa bò, nhưng lượng carbohydrate thì gấp đôi. Sữa gạo cũng chứa ít protein và chất béo hơn sữa bò.
Sữa gạo có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao 79 – 92, được hấp thụ nhanh qua ruột và làm tăng đáng kể lượng đường trong máu. Do đó, sữa gạo có thể không thích hợp nếu bạn bị tiểu đường. Ngoài ra, do có hàm lượng protein thấp nên sữa gạo cũng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho trẻ em đang phát triển, vận động viên và người lớn tuổi.
Sữa gạo ít gây dị ứng so với các loại sữa thay thế sữa bò khác, nhưng một số nhóm đối tượng sẽ không thích hợp dùng loại sữa này như trẻ đang phát triển, vận động viên và người lớn tuổi.
6. Sữa hạt điều
các loại sữa
Sữa hạt điều có vị ngọt, béo ngậy, thích hợp làm sinh tố, pha với cà phê hoặc làm thức uống tráng miệng thay thế sữa bò.
Trong 240ml sữa hạt điều nguyên chất chỉ chứa 25 – 50 calo, 2 – 4g chất béo, 0 – 1g protein và 1 – 2g carbohydrate. Sữa hạt điều chứa khoảng 1/3 calo so với sữa bò; khoảng 1/2 chất béo; lượng protein và carbohydrate thì hầu như không đáng kể.
Do hàm lượng protein thấp nên sữa hạt điều có thể không thích hợp nếu bạn có nhu cầu muốn tăng protein. Thay vào đó, bạn có thể chọn các loại sữa giàu protein thay thế khác như sữa đậu nành hay sữa yến mạch.
Sữa hạt điều không đường là một lựa chọn ít calo lý tưởng khi bạn đang có nhu cầu giảm lượng calo hàng ngày. Hàm lượng carbohydrate và đường thấp cũng rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Sữa hạt điều có vị thơm ngon, béo ngậy, lại dễ chế biến tại nhà nên bạn có thể tự thực hiện món sữa hạt điều tại nhà mà không mất quá nhiều thời gian.
Các loại sữa thay thế sữa bò khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng và có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm đối tượng nhất định. Bạn cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của mình để chọn được loại sữa phù hợp nhất cho mình. Như vậy, bạn sẽ tránh được tình trạng dị ứng mà vẫn bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà nhiều trẻ sơ sinh phải hấp thụ với lượng lớn, đặc biệt trẻ đã từng bú sữa bột trước đó. Nếu bị mắc chứng dị ứng sữa bò, ngay cả trẻ sơ sinh bú mẹ cũng có thể bị đau bụng hoặc chàm bội nhiễm. Khoảng 2 – 3 trong 100 trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi mắc phải các tình trạng dị ứng có liên quan tới sữa bò.
Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò
Ói mửa sau khi bú là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ bị dị ứng sữa, nhưng những phản ứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Đau bụng, khóc, đầy bụng cũng có thể là triệu chứng của dị ứng sữa bò ở trẻ sơ sinh. Những triệu chứng sớm hơn và khó thấy hơn của dị ứng sữa bao gồm phát ban ngứa, chàm (viêm da dị ứng). Khi trẻ uống sữa hoặc ăn thực phẩm làm từ sữa, hầu hết ngay lập tức trẻ sẽ bị các vấn đề liên quan đến khả năng thở, nổi mề đay và mắc phải các dấu hiệu như trên. Đa số trẻ bị dị ứng sữa bò cũng bị dị ứng sữa dê, cừu, do đó các loại sữa này cũng không phù hợp cho bé.
Bé có thể uống sữa khi bị dị ứng sữa bò không?
Sữa bột làm từ đậu nành có thể không phù hợp với trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bởi một vài trẻ nhạy cảm với sữa bò cũng không thể hấp thụ protein từ sữa đậu nành. Nếu trẻ dị ứng sữa bò không thể dung nạp sữa đậu nành, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị bạn cho bé uống một loại sữa bột đặc biệt với protein được hydro hóa hoặc sữa bột có axit amin để phù hợp với nhu cầu của bé.
Kiểm soát chứng dị ứng sữa bò của trẻ
Nhiều trẻ sẽ hết bị dị ứng sữa khi hệ miễn dịch của trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị bạn cho bé thực hiện một vài kiểm tra dị ứng trước khi quyết định cho phép bé dùng lại các món đã từng gây dị ứng. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dị ứng đã hết, con bạn có thể dùng sữa cẩn thận với liều lượng tăng dần và trẻ cần được theo dõi ngay tại văn phòng bác sĩ trong khi dùng. Tại đây, mọi phản ứng đều được theo dõi và nếu cần thiết, bé sẽ được điều trị kịp thời. Nếu bé chỉ đơn giản bị chứng không dung nạp đường lactose thì việc kiểm tra dị ứng thường không cần thiết. Lúc này bé có thể uống sữa cũng như dùng các chế phẩm từ sữa ở nhà với bạn là người theo dõi sát sao nhất tình trạng của bé. Bạn có thể mua các sản phẩm sữa không có đường lactose dành riêng cho trẻ mắc chứng không dung nạp đường lactose.
Tại sao bạn nên cho bé uống sữa bột thay vì sữa bò?
Tác giả: Ban biên tập HelloBACSI
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
.
Tại sao bạn nên cho bé uống sữa bột thay vì sữa bò?
Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc lý do tại sao họ không nên cho bé uống sữa bò tươi thường xuyên. Câu trả lời rất đơn giản: trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa bò tươi dễ dàng như với sữa bột.
Sữa bò tươi có phù hợp với trẻ sơ sinh?
Sữa bò tươi có chứa nồng độ protein và khoáng chất cao có thể tạo “áp lực” khiến quả thận vẫn còn non nớt của bé hoạt động quá mức, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi bé bị cảm, sốt hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, sữa bò tươi không chứa đủ sắt, vitamin C và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Uống sữa bò tươi có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, protein trong sữa bò tươi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến việc bé đi phân có máu. Sữa bò cũng không chứa các loại chất béo phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì những lý do này, bạn không nên cho bé uống sữa bò thường xuyên trong 12 tháng đầu.
Khi nào bạn nên thay sữa bột bằng sữa bò tươi?
Sau khi bé đã đủ một năm tuổi, bạn có thể thay thế hoàn toàn sữa bột thành sữa bò tươi. Bé lúc này đã có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhờ chế độ ăn uống cân bằng khi bé bắt đầu ăn các loại thực phẩm dạng rắn khác (ngũ cốc, rau, trái cây, và các loại thịt). Bạn nên hạn chế lượng sữa bé uống ở mức dưới 1 lít mỗi ngày. Nếu bạn cho bé uống nhiều hơn lượng sữa quy định trên, lượng calo bé hấp thụ có thể quá nhiều, làm bé chán ăn, không ăn đủ các loại thực phẩm quan trọng và cần thiết khác cho sức khỏe. Nếu bé chưa thể ăn được các loại thực phẩm dạng rắn khác, bạn hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn các cách xây dựng những thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho bé.
Ở tuổi này, trẻ em vẫn cần hấp thu một lượng chất béo lớn vào cơ thể, đó là lý do tại sao sữa có chứa vitamin D được khuyên dùng cho hầu hết các trẻ em lớn hơn 1 tuổi. Nếu con của bạn đang bị thừa cân hoặc có nguy cơ thừa cân, hoặc gia đình bạn có tiền sử bị béo phì, huyết áp cao, bệnh tim, bác sĩ nhi khoa có thể khuyên bạn cho bé uống sữa chứa 2% chất béo để thay thế. Đừng cho bé uống sữa 1% béo hoặc không béo trước khi bé được 2 tuổi. Ngoài việc bé cần hàm lượng chất béo cao hơn để duy trì cân nặng bình thường, chất béo còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể bé hấp thu vitamin A và D. Ngoài ra, sữa không béo hoặc sữa không kem cung cấp quá nhiều protein và khoáng chất, bạn không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới hai tuổi uống loại sữa này.
Sau khi bé được hai tuổi, bạn nên thảo luận với bác sĩ nhi khoa về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, bao gồm cả việc bạn nên cho bé uống sữa ít béo hay sữa không béo
Bài viết này nói về: •Tìm hiểu về dị ứng bia
•Triệu chứng dị ứng bia
•Nguyên nhân dị ứng bia
•Nguy cơ mắc dị ứng bia
•Chẩn đoán và điều trị dị ứng bia
Tác giả: Tố Quyên
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
.
Dị ứng bia
Tìm hiểu về dị ứng bia
Dị ứng bia là tình trạng gì?
Trong bia, ngoài nước còn có nhiều thành phần khác, như đại mạch, men bia cùng với hoa bia hoặc các loại hương liệu.
Dị ứng bia là một tình trạng hiếm, xảy ra khi bạn dị ứng với một thành phần cụ thể trong bia. Ngoài ra, nếu không dụng nạp được bia, bạn cũng bị dị ứng bia.
Triệu chứng dị ứng bia
Những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng bia là gì?
Nếu bị dị ứng bia, bạn có thể có các triệu chứng giống như các phản ứng dị ứng khác, bao gồm:
•Đỏ mặt
•Phát ban
•Hắt xì
•Thở khò khè
•Khàn tiếng
•Buồn nôn
•Nôn
•Bệnh tiêu chảy
•Đau bụng và đầy hơi
•Tức ngực
Phản ứng dị ứng với thực phẩm thường xảy ra trong vòng một vài giờ. Đây là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với protein thực phẩm mà cơ thể cho là có hại. Các triệu chứng phát ban, thở khò khè và đau ngực có thể xảy ra gần như ngay lập tức. Các triệu chứng này thường nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Do vậy, bạn nên đi cấp cứu ngay nếu có các dấu hiệu trên.
Nếu các triệu chứng rất nhẹ, bạn có thể bị nhạy cảm với thực phẩm hơn là dị ứng. Tình trạng này được gọi là không dung nạp thực phẩm.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Nếu có triệu chứng dị ứng sau khi uống bia, bạn nên đi khám bác sĩ. Họ có thể giúp xác định xem bạn có dị ứng với một thành phần cụ thể trong bia không. Điều này cũng giúp bạn tránh thành phần đó trong các sản phẩm khác.
Nếu đã từng bị sưng lưỡi hoặc cổ họng hay khó thở sau khi uống bia, bạn nên ngừng uống bia cho đến khi gặp bác sĩ.
Nguyên nhân dị ứng bia
Nguyên nhân nào gây dị ứng bia?
Thành phần trong bia có thể gây dị ứng bia hoặc không dung nạp rượu cồn gồm:
1. Histamine
Histamine có trong nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ. Chất này có thể gây đau đầu, nghẹt mũi, đỏ bừng mặt, hen suyễn và các triệu chứng tiêu hóa. Tình trạng không dung nạp histamine có thể do cơ thể không thể phá vỡ hoặc loại bỏ hợp chất này.
2. Nấm men
Mặc dù hàm lượng nấm men có trong bia rất thấp, nhưng nó vẫn có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng bao gồm thở khò khè, hắt hơi, tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, chóng mặt, lưỡi trắng, đau họng, nổi mẩn da và đau bụng.
3. Sulphite hoặc Sulfur Dioxide
Rượu vang và bia có thể chứa natri metabisulphite hoặc sulfur dioxide – một hóa chất được sử dụng để làm sạch các thiết bị sản xuất bia và có trong bia với lượng lớn. 10% bệnh nhân hen phản ứng với sulphites trong đồ uống có cồn, nhưng hiếm khi xảy ra sốc phản vệ.
4. Phụ gia
Các chất như natri benzoate và tartrazine có thể kích hoạt các cơn hen và nổi mề đay.
5. Dị ứng với thành phần có nguồn gốc thực vật
•Chiết xuất trái cây: mặc dù các chiết xuất từ trái cây, như nho, quả mọng, cam, táo và dừa có thể bị phá hủy trong quá trình chế biến bia và đồ uống có cồn khác, nhưng bất kỳ lượng dư nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
•Lúa mì và gluten: một số loại bia có chứa lúa mì và gluten, một loại protein có trong lúa mạch.
•Hoa bia: một số người có thể nhạy cảm với hoa bia, một thành phần giúp bia có vị đắng. Họ có thể bị sổ mũi, sưng mí mắt, nổi mẩn da và hen suyễn.
•Lúa mạch nha: Phản ứng dị ứng với lúa mạch thường gặp ở những người nhạy cảm với phấn hoa, gây cảm giác ngứa ran ở mặt, nổi mề đay, sưng lưỡi và môi, chóng mặt, ho và khó chịu ở ngực.
•Nấm men: tình trạng nhạy cảm với nấm men rất hiếm, nhưng một số người có thể phản ứng với bào tử nấm có trong nút chai rượu.
Bạn có khả năng bị dị ứng nếu có tiền sử gia đình bị dị ứng, tiền sử cá nhân và gia đình bị hen suyễn.
Dị ứng thực phẩm thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Do đó, bạn phải hết sức cẩn thận khi đọc nhãn và chọn thực phẩm và đồ uống.
Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, dị ứng thực phẩm hoặc đồ uống có thể dẫn đến sốc phản vệ. Các triệu chứng có thể bao gồm nổi mề đay, thở khò khè và đau ngực. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi cấp cứu ngay vì sốc phản vệ là một tình trạng đe dọa tính mạng.
Chẩn đoán và điều trị dị ứng bia
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào giúp chẩn đoán dị ứng bia?
Để xác định xem bạn có bị dị ứng bia hoặc không dung nạp với một trong các thành phần của bia hay không, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng bạn gặp phải khi uống đồ uống có cồn.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thể chất và làm các xét nghiệm khác để loại trừ các tình trạng tương tự có thể gây ra các triệu chứng của bạn.
Xét nghiệm da sẽ hữu ích trong việc xác định chất cụ thể mà bạn có thể bị dị ứng. Xét nghiệm máu giúp đo mức IgE để xác định xem hệ thống miễn dịch có phản ứng dị ứng với một số chất không.
Những phương pháp nào giúp điều trị dị ứng bia?
Một số biện pháp giúp bạn điều trị dị ứng bia như:
•Tránh các chất gây dị ứng: cách tốt nhất để tránh các triệu chứng dị ứng bia hoặc bất kỳ tình trạng không dung nạp cồn nào là tránh xa bia, đồ uống có cồn hoặc bất kỳ thành phần cụ thể nào gây ra vấn đề. Bạn cũng có thể cần đọc kỹ nhãn trên đồ uống để xem chúng có chứa chất phụ gia hoặc thành phần có thể gây ra phản ứng hay không.
•Uống thuốc: Các phản ứng nhỏ như ngứa và nổi mề đay có thể thuyên giảm bằng cách uống thuốc chống dị ứng theo toa hoặc không kê đơn. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine không thể điều trị hoàn toàn một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chính xác.
•Đeo vòng tay hoặc vòng cổ y tế: nếu đã trải qua một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bia hoặc bất kỳ thứ gì khác, bạn nên đeo vòng đeo tay y tế hoặc vòng cổ tương tự để cảnh báo cho người khác rằng bạn có thể bị dị ứng, để họ có thể giúp bạn tránh những chất gây dị ứng.
Trong bia, ngoài nước còn có nhiều thành phần khác, như đại mạch, men bia cùng với hoa bia hoặc các loại hương liệu.
Dị ứng bia là một tình trạng hiếm, xảy ra khi bạn dị ứng với một thành phần cụ thể trong bia. Ngoài ra, nếu không dụng nạp được bia, bạn cũng bị dị ứng bia.
Triệu chứng dị ứng bia
Những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng bia là gì?
Nếu bị dị ứng bia, bạn có thể có các triệu chứng giống như các phản ứng dị ứng khác, bao gồm:
•Đỏ mặt
•Phát ban
•Hắt xì
•Thở khò khè
•Khàn tiếng
•Buồn nôn
•Nôn
•Bệnh tiêu chảy
•Đau bụng và đầy hơi
•Tức ngực
Phản ứng dị ứng với thực phẩm thường xảy ra trong vòng một vài giờ. Đây là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với protein thực phẩm mà cơ thể cho là có hại. Các triệu chứng phát ban, thở khò khè và đau ngực có thể xảy ra gần như ngay lập tức. Các triệu chứng này thường nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Do vậy, bạn nên đi cấp cứu ngay nếu có các dấu hiệu trên.
Nếu các triệu chứng rất nhẹ, bạn có thể bị nhạy cảm với thực phẩm hơn là dị ứng. Tình trạng này được gọi là không dung nạp thực phẩm.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Nếu có triệu chứng dị ứng sau khi uống bia, bạn nên đi khám bác sĩ. Họ có thể giúp xác định xem bạn có dị ứng với một thành phần cụ thể trong bia không. Điều này cũng giúp bạn tránh thành phần đó trong các sản phẩm khác.
Nếu đã từng bị sưng lưỡi hoặc cổ họng hay khó thở sau khi uống bia, bạn nên ngừng uống bia cho đến khi gặp bác sĩ.
Nguyên nhân dị ứng bia
Nguyên nhân nào gây dị ứng bia?
Thành phần trong bia có thể gây dị ứng bia hoặc không dung nạp rượu cồn gồm:
1. Histamine
Histamine có trong nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ. Chất này có thể gây đau đầu, nghẹt mũi, đỏ bừng mặt, hen suyễn và các triệu chứng tiêu hóa. Tình trạng không dung nạp histamine có thể do cơ thể không thể phá vỡ hoặc loại bỏ hợp chất này.
2. Nấm men
Mặc dù hàm lượng nấm men có trong bia rất thấp, nhưng nó vẫn có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng bao gồm thở khò khè, hắt hơi, tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, chóng mặt, lưỡi trắng, đau họng, nổi mẩn da và đau bụng.
3. Sulphite hoặc Sulfur Dioxide
Rượu vang và bia có thể chứa natri metabisulphite hoặc sulfur dioxide – một hóa chất được sử dụng để làm sạch các thiết bị sản xuất bia và có trong bia với lượng lớn. 10% bệnh nhân hen phản ứng với sulphites trong đồ uống có cồn, nhưng hiếm khi xảy ra sốc phản vệ.
4. Phụ gia
Các chất như natri benzoate và tartrazine có thể kích hoạt các cơn hen và nổi mề đay.
5. Dị ứng với thành phần có nguồn gốc thực vật
•Chiết xuất trái cây: mặc dù các chiết xuất từ trái cây, như nho, quả mọng, cam, táo và dừa có thể bị phá hủy trong quá trình chế biến bia và đồ uống có cồn khác, nhưng bất kỳ lượng dư nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
•Lúa mì và gluten: một số loại bia có chứa lúa mì và gluten, một loại protein có trong lúa mạch.
•Hoa bia: một số người có thể nhạy cảm với hoa bia, một thành phần giúp bia có vị đắng. Họ có thể bị sổ mũi, sưng mí mắt, nổi mẩn da và hen suyễn.
•Lúa mạch nha: Phản ứng dị ứng với lúa mạch thường gặp ở những người nhạy cảm với phấn hoa, gây cảm giác ngứa ran ở mặt, nổi mề đay, sưng lưỡi và môi, chóng mặt, ho và khó chịu ở ngực.
•Nấm men: tình trạng nhạy cảm với nấm men rất hiếm, nhưng một số người có thể phản ứng với bào tử nấm có trong nút chai rượu.
Bạn có khả năng bị dị ứng nếu có tiền sử gia đình bị dị ứng, tiền sử cá nhân và gia đình bị hen suyễn.
Dị ứng thực phẩm thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Do đó, bạn phải hết sức cẩn thận khi đọc nhãn và chọn thực phẩm và đồ uống.
Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, dị ứng thực phẩm hoặc đồ uống có thể dẫn đến sốc phản vệ. Các triệu chứng có thể bao gồm nổi mề đay, thở khò khè và đau ngực. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi cấp cứu ngay vì sốc phản vệ là một tình trạng đe dọa tính mạng.
Chẩn đoán và điều trị dị ứng bia
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào giúp chẩn đoán dị ứng bia?
Để xác định xem bạn có bị dị ứng bia hoặc không dung nạp với một trong các thành phần của bia hay không, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng bạn gặp phải khi uống đồ uống có cồn.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thể chất và làm các xét nghiệm khác để loại trừ các tình trạng tương tự có thể gây ra các triệu chứng của bạn.
Xét nghiệm da sẽ hữu ích trong việc xác định chất cụ thể mà bạn có thể bị dị ứng. Xét nghiệm máu giúp đo mức IgE để xác định xem hệ thống miễn dịch có phản ứng dị ứng với một số chất không.
Những phương pháp nào giúp điều trị dị ứng bia?
Một số biện pháp giúp bạn điều trị dị ứng bia như:
•Tránh các chất gây dị ứng: cách tốt nhất để tránh các triệu chứng dị ứng bia hoặc bất kỳ tình trạng không dung nạp cồn nào là tránh xa bia, đồ uống có cồn hoặc bất kỳ thành phần cụ thể nào gây ra vấn đề. Bạn cũng có thể cần đọc kỹ nhãn trên đồ uống để xem chúng có chứa chất phụ gia hoặc thành phần có thể gây ra phản ứng hay không.
•Uống thuốc: Các phản ứng nhỏ như ngứa và nổi mề đay có thể thuyên giảm bằng cách uống thuốc chống dị ứng theo toa hoặc không kê đơn. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine không thể điều trị hoàn toàn một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chính xác.
•Đeo vòng tay hoặc vòng cổ y tế: nếu đã trải qua một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bia hoặc bất kỳ thứ gì khác, bạn nên đeo vòng đeo tay y tế hoặc vòng cổ tương tự để cảnh báo cho người khác rằng bạn có thể bị dị ứng, để họ có thể giúp bạn tránh những chất gây dị ứng
Tình trạng nhiều người bị dị ứng thức ăn ngày càng phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Bạn có biết nguyên nhân gây dị ứng thức ăn và cách ngăn ngừa dị ứng thức ăn để bảo vệ sức khỏe?
Trong thức ăn nhanh chứa 1 hợp chất có tác dụng kích hoạt các phân tử đường, là nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ngày càng xảy ra nhiều hơn. Một nghiên cứu mới cho thấy những người nghiện thức ăn chế biến sẵn có nhiều nguy cơ bị dị ứng thức ăn với mức độ dị ứng ngày càng trở nên nghiêm trọng trong hơn vài thập kỷ qua. Nghiên cứu từ Đại học Naples Federico II phát hiện ra rằng trẻ em từ 6 – 12 tuổi bị dị ứng thực phẩm do thức ăn nhanh có chứa hợp chất này cao hơn bình thường.
Nguyên nhân khiến nhiều người bị dị ứng thức ăn chính là do sản phẩm cuối cùng của quá trình glycat hóa bền vững, hay còn gọi là AGEs.
Quá trình glycat hóa xảy ra khi một phân tử đường liên kết với protein hoặc chất béo dưới tác động của nhiệt độ, chẳng hạn như nướng bít tết để được lớp vỏ ngoài màu nâu đẹp mắt hoặc chiên khoai tây trong dầu. AGEs tạo nên hương vị tuyệt vời cho món ăn, nhưng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Theo Bác sĩ Roberto Berni Canani, những đứa trẻ bị dị ứng thức ăn thường có mức AGEs cao hơn trong cơ thể. Để ngăn ngừa dị ứng thức ăn, bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm đã qua chế biến cho bữa ăn gia đình, vì thực phẩm này có mức AGEs cao.
Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn
bị dị ứng thức ăn
Theo tiến sĩ Dr. Tania Elliot – Đại diện phát ngôn quốc gia của Hội hen suyễn, dị ứng, miễn dịch lâm sàng Hoa Kỳ (AAAAI), dù nguyên nhân chính xác là gì đi chăng nữa, thực tế tình trạng dị ứng thức ăn đã tăng gần 200% trong 20 năm qua.
Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng thức ăn, bao gồm cả yếu tố môi trường và di truyền. Dưới đây là một số yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng tỷ lệ người bị dị ứng thức ăn:
• Hạn sử dụng thức ăn: Một số thực phẩm càng để lâu càng dễ gây dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng và trứng. Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen trữ thức ăn mà vô tình quên đi hạn sử dụng của sản phẩm, điều này có thể gây ngộ độc, dị ứng thức ăn.
• Vệ sinh: Các bước làm sạch bao gồm sử dụng xà phòng kháng khuẩn và khử trùng tay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống, việc tiếp xúc nhiều với vi khuẩn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
• Chế độ ăn uống: Tình trạng tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ăn ít rau quả, trái cây có thể gây tác động xấu hệ vi sinh vật đường ruột, nguyên nhân gây dị ứng thức ăn.
• Gien và môi trường: Chế độ ăn uống khi phụ nữ mang thai, sự ô nhiễm và hóa chất là nguyên nhân gây ra dị ứng ở đứa con được sinh ra.
Hơn nữa, việc sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng axit dạ dày sớm cũng ảnh hưởng đến ruột, điều này làm tăng khả năng phát triển dị ứng thức ăn.
Một ví dụ điển hình như dị ứng đậu phộng là nguyên nhân xuất phát từ yếu tố di truyền và môi trường. Mặc dù bạn không thể thay đổi gien, nhưng về môi trường thì có thể có nhiều cách ngăn ngừa.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng từ khi còn nhỏ, khoảng 4 đến 6 tháng vì thời điểm này hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Sau đó, bạn có thể áp dụng thường xuyên và lâu dài một chế độ thực phẩm đa dạng bao gồm các thực phẩm có thể gây dị ứng phổ biến để hạn chế dị ứng theo thời gian.
Tình trạng nhiều người bị dị ứng thức ăn vẫn còn là mối quan tâm đáng lo ngại, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân, bạn hãy cẩn thận hơn trong việc lựa chọn tiêu thụ thực phẩm hằng ngày và lập danh sách thực phẩm bị dị ứng để phòng ngừa nhé!
Chứng dị ứng ở trẻ nhỏ: Những điều phụ huynh cần chú ý
Tác giả: Thảo Lê
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
.
Chứng dị ứng ở trẻ nhỏ: Những điều phụ huynh cần chú ý
Khoảng 8% trẻ nhỏ bị dị ứng thực phẩm. Làm thế nào các bậc cha mẹ nhận biết được chứng dị ứng ở trẻ nhỏ để bảo vệ con mình khi cần?
Bạn cần biết những thông tin sau về phản ứng dị ứng ở trẻ nhỏ:
Sơ lược về dị ứng và các loại dị ứng
Dị ứng là một tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Các tác nhân dẫn đến sốc phản vệ – một phản ứng của cơ thể có khả năng đe dọa đến tính mạng – bao gồm thuốc, thực phẩm, và vết đốt của côn trùng. Trong đó, thuốc là một trong những tác nhân gây tử vong phổ biến nhất có liên quan đến tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ.
Ngoài dị ứng thực phẩm và thuốc, có khoảng 8,4% trẻ em tại Hoa Kỳ bị dị ứng theo mùa.
Có nhiều trẻ bị dị ứng thực phẩm, nhất là với các loại thực phẩm như sữa, trứng, đậu nành, lúa mì, hạt cây, đậu phộng, cá và động vật có vỏ.
Các loại thực phẩm nói trên chiếm 90% trong số thực phẩm gây dị ứng ở trẻ. Cũng có trẻ bị dị ứng với các tác nhân môi trường như phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, khói thuốc lá, vật nuôi và vết đốt côn trùng…
Phụ huynh cần nhận biết các phản ứng của trẻ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó để kịp thời đưa trẻ đi bệnh viện.
Dị ứng ở trẻ nhỏ xuất hiện khi nào?
Dị ứng thực phẩm phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tình trạng này thường liên quan đến tiền sử bệnh chàm.
Trẻ em dưới 2 tuổi hiếm khi biểu hiện dị ứng phấn hoa ngoài trời. Vì chúng chưa tiếp xúc đủ nhiều với tác nhân gây dị ứng nên chưa tạo ra đủ kháng thể hình thành phản ứng dị ứng.
dị ứng ở trẻ nhỏ 2
Nếu trẻ bị dị ứng do tác nhân môi trường khi chưa được 2 tuổi thì nguyên nhân là do yếu tố nào đó bên trong nhà, như lông thú cưng hoặc mạt bụi.
Phần lớn dị ứng ở trẻ nhỏ sẽ tự thuyên giảm khi trẻ lớn hơn, thậm chí trẻ không còn bị dị ứng đối với các tác nhân như trứng, sữa, đậu nành và lúa mì. Tuy nhiên, chứng dị ứng đậu phộng, hạt cây, dị ứng cá hoặc động vật có vỏ sẽ vẫn còn đó, ít khi tự hết.
Về mặt chuyên môn thì không có cách chữa trị hoàn toàn dị ứng, mặc dù tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ có thể được kiểm soát thông qua phòng tránh và điều trị triệu chứng.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần hiểu rằng triệu chứng sẽ tái phát bất kỳ lúc nào.
Khi nào nên cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng?
dị ứng ở trẻ nhỏ 3
Theo nghiên cứu gần đây, việc cho trẻ sơ sinh từ 4 đến 11 tháng tuổi tiếp xúc với đậu phộng sẽ giúp ngăn ngừa chứng dị ứng đậu phộng. Khi cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tiếp xúc với trứng, người ta cũng thu được hiệu quả tương tự. Kết quả này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em bị bệnh chàm vì chúng có nguy cơ bị mẫn cảm cao hơn bình thường với trứng (tác nhân gây dị ứng) thông qua các vết nứt nhỏ trên da.
Trẻ em bị chàm có xu hướng tiến triển lên dị ứng thực phẩm nếu chúng không được tiếp xúc với các loại thực phẩm sớm.
Các nhà khoa học tin rằng có những thời điểm thích hợp để hệ thống miễn dịch nhìn nhận và xử lý đúng cách các protein gây dị ứng. Nếu trì hoãn việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân này thì chúng ta sẽ bỏ lỡ giai đoạn đó, khiến trẻ dễ bị dị ứng với một số thứ.
Một hiểu lầm tai hại về chứng dị ứng ở trẻ nhỏ với thực phẩm là chúng ta không thể kiểm nghiệm xem trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dị ứng với loại thực phẩm nào.
Phụ huynh cần biết rằng chứng dị ứng của cha mẹ không nhất thiết sẽ truyền sang cho con. Con của họ sẽ có xu hướng bị dị ứng, nhưng không bắt buộc là chúng phải bị dị ứng cùng một thứ với cha mẹ mình.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.