Thủ lĩnh phong trào "ô dù" Hong Kong Joshua Wong muốn vận động các nghị sĩ Mỹ ủng hộ những cuộc biểu t́nh ở đặc khu thời gian qua.
"Chúng tôi hy vọng sẽ được lưỡng đảng ủng hộ", Wong trả lời phỏng vấn khi có mặt ở New York ngày 14/9, đồng thời thêm rằng các nhà lập pháp Mỹ nên đưa những điều khoản liên quan tới nhân quyền vào các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Wong cho biết anh cũng kỳ vọng có thể thuyết phục quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân Quyền Hong Kong. Đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ đánh giá mức độ tự chủ chính trị của Hong Kong hàng năm để xác định có nên tiếp tục t́nh trạng thương mại đặc biệt theo Đạo luật Chính sách Mỹ - Hong Kong năm 1992 hay không. Nếu được phê chuẩn, đạo luật có thể ảnh hưởng đến chiến lược của Bắc Kinh đối với Hong Kong. Nếu t́nh trạng thương mại đặc biệt không c̣n, các khoản đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc và Hong Kong sẽ bị tác động.
Joshua Wong tại văn pḥng của Reuters ở New York ngày 14/9. Ảnh: Reuters.
Trung tâm tài chính châu Á rơi vào khủng hoảng ba tháng qua do các cuộc biểu t́nh phản đối dự luật dẫn độ, theo đó cho phép Hong Kong đưa nghi phạm tới xét xử ở những khu vực tài phán mà thành phố chưa có hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục. Trưởng đặc khu Carrie Lam tuyên bố rút hoàn toàn dự luật dẫn độ hôm 4/9. Tuy nhiên, người biểu t́nh cho rằng động thái trên của chính quyền là "quá muộn và quá ít" và vẫn tiếp tục xuống đường biểu t́nh.
Kể từ khi các cuộc biểu t́nh nổ ra ở Hong Kong, Bắc Kinh thường xuyên có những tuyên bố cứng rắn về chủ quyền quốc gia, lên án các cuộc biểu t́nh, cáo buộc những thế lực nước ngoài gây ra t́nh trạng bất ổn ở đặc khu, đồng thời khẳng định sẽ "không khoanh tay đứng nh́n" nếu t́nh h́nh Hong Kong vượt tầm kiểm soát.
VietBF © sưu tầm