Người Trung Quốc luôn khiến thế giới phải trầm trồ trước những ǵ họ có thể làm được. Mới đay, họ đă thử nghiệm sản phẩm tên lừa ‘bỏ túi’ trên các quỹ đạo ngoài không gian. Đây là 1 bước đi đột phá của Trung Quốc
Các kỹ sư Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển một động cơ ion “kích thước bỏ túi” có tác dụng “kéo dài tuổi thọ cho các tàu vũ trụ nhỏ và ngăn chúng trở thành rác không gian nguy hiểm”. Động cơ đă được thử nghiệm trên quỹ đạo - tờ báo China Daily viết.
Mẫu động cơ tên lửa này do Viện Bắc Kinh số 206 thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) phát triển. Nó được phóng lên quỹ đạo và được thử nghiệm với sự hỗ trợ của một vệ tinh cỡ nhỏ của Trung Quốc “vào đầu năm nay” - tờ báo tiết lộ.
Động cơ ion là loại động cơ tên lửa điện, trong đó lực đẩy phản lực được tạo ra dựa trên cơ sở phát thải chất ion hóa phân tán trong điện trường. Mẫu động cơ được tờ báo Trung Quốc nhắc đến hoạt động nhờ vào các kim loại lỏng, thường là xezi, inđi và thủy ngân.
Động cơ tên lửa bỏ túi sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của các vệ tinh. (Ảnh: rtown.ru)
“Một động cơ có trọng lượng chỉ 300g sẽ là một hệ thống đẩy tương ứng với mức độ phát triển công nghệ hiện đại nhất, được dùng cho các vệ tinh nhỏ - loại vệ tinh không sử dụng động cơ tên lửa cỡ lớn chạy bằng nhiên liệu hóa học” - ông Gao Hui, nhà thiết kế chính của Viện 206 chia sẻ.
“Không có khoang nhiên liệu lớn, máy bơm, van và nhiên liệu độc hại, loại thiết bị mới này có thể dễ dàng được mang theo, đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, độ chính xác cao cho các vệ tinh nhỏ” - ông cho biết thêm.
Ông Gao Hui nhấn mạnh rằng hầu hết các thiết bị vũ trụ thường hoạt động ở quỹ đạo thấp trong trạng thái tĩnh dần dần sẽ mất quỹ đạo do thiếu các hệ thống giúp duy tŕ độ cao cần thiết. Trong khi, để đảm bảo các thiết bị này luôn ở một độ cao nhất định, chúng ta chỉ cần một lực tương đối nhỏ.
Thông qua đó, loại thiết bị đang được phát triển này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nằm ở quỹ đạo cao. Nếu nó hoàn thành nhiệm vụ của ḿnh, điều đó cũng giúp ngăn các vệ tinh này biến thành rác không gian.
VietBF © Sưu Tầm