Nga nói ǵ về câu chuyện điệp viên “cài cắm” trong Điện Kremlin của Mỹ? Mới đây hăng tin CNN nêu trong một bản báo cáo mà cả Nhà Trắng, CIA và Moscow đều cho là thông tin giả về một điệp viên Mỹ hoạt động bên trong chính phủ Nga đă được sơ tán trong năm 2017 do lo ngại có thể bị...Tổng thống Mỹ Donald Trump làm lộ.
Điện Kremlin tại thủ đô Moscow, Nga (Ảnh: RT)
Tính báo Mỹ đă "thành công trong việc rút một trong những nguồn tin mật cấp cao nhất hoạt động trong chính phủ Nga" trong khoảng giữa năm 2017 - CNN cho hay, dẫn các nguồn tin giấu tên mà họ mô tả là "nhiều quan chức chính quyền Trump có hiểu biết trực tiếp" về nhiệm vụ bí mật này.
Chiến dịch trên được cho là đă khởi động sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Đại sứ Nga Sergey Kislyak tới Nhà Trắng vào hồi tháng 5/2017, do quan ngại rằng ông Trump và chính quyền của ông "liên tục làm lộ các thông tin t́nh báo mật và có thể khiến cho điệp viên bị lộ" - theo CNN.
Trong cuộc gặp đó, ông Trump được cho là đă chia sẻ với ông Lavrov và Kislyak "những thông tin t́nh báo tuyệt mật" về tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria - mà Mỹ được Israel cung cấp. Tuy nhiên, CIA sau đó bác bỏ thông tin này.
"Thông tin của CNN cho rằng CIA đưa ra quyết định sống c̣n trong khi chả dựa trên thứ ǵ khác ngoài một bản phân tích có chủ đích là sai trái" - Brittany Bramel, Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng của CIA, nói - "Những ngờ vực rằng Tổng thống làm lộ thông tin t́nh báo nhạy cảm nhất của quốc gia - thứ mà ông tiếp cận hàng ngày - đă làm hỏng một nhiệm vụ thâm nhập là không chính xác".
Bản thân ông Trump đă nói trước báo giới về vụ việc này rằng: "Dù cho CIA có phản ứng thế nào tôi cũng chả quan tâm. Tôi không biết ǵ cả".
Tuy nhiên, phụ trách báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nói rằng "Bài viết của CNN không chỉ không chính xác, mà c̣n có khả năng đặt nhiều người vào chỗ nguy hiểm".
Giới truyền thông Nga cũng lập tức phản ứng, ngờ rằng nhận dạng của người được cho là điệp viên Mỹ chính là Oleg Smolenkov. Trước năm 2010, người này làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Washington, sau đó là trong chính quyền Tổng thống. Smolenkov đă đưa vợ cùng 3 con nhỏ đi nghỉ ở Montenegro vào ngày 14/7/2017 và sau đó biến mất mà không có dấu vết. Cảnh sát hiện vẫn đang điều tra vụ việc này với khả năng là một vụ ám sát.
Câu chuyện về một "điệp viên" Mỹ được cài cắm trong Điện Kremlin nghe giống như một âm mưu trong tác phẩm văn học và chỉ dựa trên những nguồn tin giấu tên cùng thông tin chưa được công bố, bởi vậy mà nó không thể được xác thực một cách độc lập.
Phản ứng trước câu chuyện trên, nghị sỹ Nga Franz Klintsevich - Phó Giám đốc Ủy ban Quốc pḥng và An ninh - đă gọi câu chuyện là "giả mạo" và "là một âm mưu khác nhằm hạ bệ uy tín của ông Trump" - theo hăng thông tấn TASS.
Nhà báo Aaron Mate th́ gọi toàn bộ câu chuyện này là có mùi "tanh tưởi", nhấn mạnh rằng từng có nhiều đợt ṛ rỉ thông tin từ các cơ quan t́nh báo nhằm mục đích "tạo ra mối liên hệ giả mạo" giữa ông Trump và Nga, và sau đó làm dấy lên làn sóng cáo tội ông Trump.
VietBF@ sưu tầm.