Vừa qua, cảnh sát Hong Kong xung đột với người biểu t́nh tại một trong những quận đông dân nhất thế giới. Người biểu t́nh bây giờ c̣n giả làm nhà báo, cản trở hoạt động của cảnh sát. Cảnh sát Hong Kong lục soát xe buưt, xe hơi trên đường hướng tới sân bay để t́m người biểu t́nh.
Cảnh sát chống bạo động đứng cạnh chướng ngại vật bốc lửa sau khi giải tán biểu t́nh trước đồn cảnh sát Mong Kok ngày 7/9. Ảnh: CNN.
Đội truyền thông của cảnh sát Hong Kong có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động của cảnh sát và đóng vai tṛ cầu nối giữa cảnh sát và báo chí, Xinhua đưa tin ngày 7/9. Đội này có 200 người và được cử đi tác nghiệp hơn 1.500 lần kể từ tháng 6.
“Nếu một phóng viên bị người biểu t́nh bu xung quanh và nếu họ đang trong t́nh huống nguy hiểm, chúng tôi sẽ giúp họ rời khỏi hiện trường”, một sĩ quan cảnh sát họ Cheung nói.
Trong cuộc tập trung đông người hôm 28/7, cảnh sát bắn lựu đạn cay để giải tán người biểu t́nh. Nhưng một nhà báo không đủ thời gian rút khỏi hiện trường và bị đau mắt dữ dội. Cheung giúp nhà báo này t́m nước trong ṭa nhà gần đó để rửa mắt.
Cảnh sát Hong Kong khuyên các phóng viên đứng cách xa cảnh sát khi họ hoạt động trên đường phố. Ngoài ra, trong một số trường hợp, quần áo của phóng viên bắt lửa v́ dính bom xăng do người biểu t́nh ném.
Cảnh sát nói rằng khi họ t́m cách bắt những người vi phạm, những phóng viên giả danh dùng camera và khuỷa tay để ngăn cản cảnh sát làm nhiệm vụ. Một số thậm chí c̣n lăng mạ cảnh sát. Có lần, từ khu vực một số phóng viên tập trung, các viên bi sắt phóng ra.
“Khi chúng tôi nghi người nào đó là nhà báo giả danh, chúng tôi sẽ yêu cầu họ tŕnh giấy tờ và thuyết phục họ rời đi”, cảnh sát Cheung nói.
Hôm 1/9, một nam thanh niên 22 tuổi bị bắt v́ tội phóng hỏa, đốt quốc kỳ Trung Quốc trong vụ biểu t́nh gần sân bay quốc tế Hong Kong. Hôm nay (7/9), anh này xuất hiện trước ṭa án nhưng phiên xử bị hoăn lại đến ngày 15/11 để cảnh sát điều tra thêm.
Cảnh sát dày đặc, lục soát xe buưt, xe con
Hôm nay, cảnh sát xuất hiện dày đặc ở nhiều khu vực của Hong Kong, trong đó có sân bay quốc tế, CNN đưa tin.
Nhiều cảnh sát trong trang phục chống bạo động đứng gác ở các sảnh của sân bay, trong khi đồng nghiệp của họ lục soát xe buưt, xe hơi trên đường hướng tới sân bay để t́m kiếm người biểu t́nh lẫn với hành khách.
Tối qua, cảnh sát Hong Kong xung đột với người biểu t́nh tại một trong những quận đông dân nhất thế giới. Đây là cuối tuần thứ 14 liên tiếp người biểu t́nh Hong Kong biểu t́nh dù chính quyền đă nỗ lực giảm căng thẳng.
Mới đây, trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ gây tranh căi để đáp ứng một trong năm yêu sách của người biểu t́nh.
Nhưng nhiều người biểu t́nh nói rằng, việc nhượng bộ này là quá muộn và quá ít ỏi và việc tập trung đông người trong khu mua sắm và dân cư Mong Kok tối thứ Sáu cho thấy họ sẽ tiếp tục xuống đường.
Thứ Bảy, người biểu t́nh khuyến khích nhau tập trung ở sân bay từ trưa. V́ thế, cảnh sát xuất hiện dày đặc ở các sảnh của sân bay và trên các ngả đường dẫn tới sân bay.
Hành khách buộc phải tŕnh thẻ lên máy bay mới được vào sân bay quốc tế Hong Kong kể từ khi đám đông biểu t́nh khiến sân bay tê liệt hồi giữa tháng 8.
Trên các nhóm nhắn tin online, người biểu t́nh khuyên nhau không mặc đồ đen đặc trưng mà ăn mặc b́nh thường để có thể đến được sân bay.
“Đừng mặc đồ đen, đừng hô khẩu hiệu. Những người tham gia có thể đeo mặt nạ và không cần phải đem theo thiết bị ǵ”, một tin nhắn được gửi vào một nhóm trên Telegram.
Tàu hỏa Airport Express (nối đảo Hong Kong với các sảnh sân bay) hôm nay giảm tần suất hoạt động. Một số hành khách nói rằng, cảnh sát lục soát xe buưt hướng tới sân bay để xem có người biểu t́nh trên xe hay không.
Nhiều người đang đợi ở sân bay nói rằng, họ đến sân bay trước giờ bay nhiều giờ, thậm chí nửa ngày để tránh sự cố.
“Tôi chỉ muốn về nhà thôi. Tôi thực sự cảm thông với người biểu t́nh nhưng tôi nghĩ mọi việc dường như đang đi quá xa”, hành khách Hà Lan Elger Vermeer nói.