22/08/2019
Theo tờ Wall Street Journal đưa tin, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng làm nâng cao giá trị của Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ phải mất nhiều năm để Việt Nam cùng các quốc gia sản xuất tiềm năng khác mới thay thế được Trung Cộng, quốc gia đă trở thành nhà máy của thế giới.
Các hệ thống dây chuyền sản xuất chuyên biệt giúp Trung Cộng trở thành một cường quốc sản xuất điện thoại thông minh, thang nhôm, máy hút bụi… thực chất không hề phát triển tại Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam có dân số chưa đến một phần mười của Trung Cộng, nên đă bị rơi vào t́nh trạng thiếu hụt lao động, khi các nhà sản xuất toàn cầu đổ xô về đây để tránh thuế Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, rất ít công ty đang có kế hoạch rời khỏi Trung Cộng hoàn toàn. Tuy nhiên, những công ty đang đặt hàng ở Trung Cộng đang cấp tốc t́m cách đa dạng hóa nguồn sản xuất. Một số công ty chuyển một phần dây chuyền sản xuất của họ sang các nước Đông Nam Á hoặc các nơi khác, trong khi vẫn tiếp tục sản xuất ở Trung Cộng cho thị trường Trung Cộng và bên ngoài Hoa Kỳ.
Dù Việt Nam cung cấp lao động với giá rẻ, nhưng dân số 100 triệu người ở đây lại quá ít so với 1,3 tỷ người Trung Cộng. Ấn Độ có nguồn nhân lực, nhưng tŕnh độ chuyên môn không cao và các quy định của chính phủ tương đối hạn chế.
Thật ra xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam đă có từ lâu. Những công ty bắt đầu sớm như Nike mua giày từ các nhà máy Việt Nam vào giữa những năm 1990. Khi mức lương tối thiểu ở Trung Cộng tăng lên, nhiều công ty đặt đơn hàng quần áo, đồ chơi và giày dép rẻ hơn từ Bangladesh, Miến Điện và Việt Nam