Theo ABS-CBN News đưa tin hôm 21-8, Tổng thống Rodrigo Duterte hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc (TQ) về việc chia sẻ nguồn dầu mỏ ở biển Đông tại khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines miễn là Manila được hưởng phần lớn hơn.
“Đề xuất (khai thác dầu khí chung) với tỉ lệ 60/40 nghiêng về phía chúng ta là một khởi đầu tốt. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ dẫn tới một kết quả nào đó tích cực, như làm thế nào chúng ta có thể giải quyết một cách ḥa b́nh phán quyết của Ṭa Trọng tài” - ông Duterte phát biểu tại Romplon, một tỉnh đảo của Philippines ở Luzon.
Ba lư do Philippines muốn “bắt tay” với Trung Quốc
V́ sao ông Duterte muốn “bắt tay” với Bắc Kinh? Thứ nhất, Manila muốn né tránh xung đột và thiệt hại trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Từ sau sự kiện TQ tổ chức chiếm giữ băi cạn Scarborough năm 2012, TQ không ngừng gây sức ép Philippines.
Ngoài các vụ cho tàu va đâm, đe dọa tàu ngư dân Philippines, TQ c̣n nhiều lần tiến hành vây hăm Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Việc gia tăng hoạt động quân sự hóa của TQ tại các đảo nhân tạo phi pháp trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Philippines có chiều hướng xấu đi khiến ông Duterte thiếu tự tin.
Tổng thống Duterte hôm 22-7 nói: “Khi ông Tập nói: “Tôi sẽ đánh bắt cá”, ai có thể ngăn được ông ấy? Nếu tôi gửi lực lượng thủy quân lục chiến đuổi ngư dân TQ, tôi đảm bảo không c̣n ai trong số họ trở về”. Trước đó, tại Diễn đàn Tương lai châu Á ở Tokyo (Nhật Bản) vào cuối tháng 5 vừa qua, ông Duterte giăi bày: “Philippines rất nhỏ bé, chúng tôi không đủ khả năng gây chiến với bất cứ nước nào, không chỉ là với TQ”.
Thứ hai, Philippines dưới thời ông Duterte xem trọng lợi ích kinh tế với TQ hơn là câu chuyện xung đột ở biển Đông. Góc nh́n (cá nhân) của Tổng thống Duterte trong việc chia tỉ lệ 60/40 và “miễn là Philippines được phần nhiều hơn” cho thấy tính thực dụng trong chính sách của Manila. Ông Duterte lâu nay tiếp cận TQ theo kiểu mềm mỏng để đổi lại các lợi ích kinh tế. Mục tiêu của Manila chính là ḍng tiền đầu tư, ḍng khách du lịch, tăng kim ngạch xuất khẩu và các khoản vay có ưu đăi cao từ chính quyền Bắc Kinh.
Năm 2016, nhân chuyến thăm của ông Duterte tới Bắc Kinh, TQ đề xuất 15 tỉ USD đầu tư trực tiếp và giao dịch thương mại, 9 tỉ USD cho vay lăi suất thấp, hạn mức tín dụng trị giá 3 tỉ USD, theo hăng tin Bloomberg. Kèm theo đó, hàng triệu du khách TQ đến Philippines kỳ vọng mang lại những khoản lời lớn.
Cuối cùng, Manila muốn lấy “khai thác chung” để nhắc lại phán quyết của Ṭa Trọng tài. Chính quyền Duterte nhiều lần nhắc lại quan điểm ủng hộ đối với chủ trương hợp tác cùng chia sẻ tài nguyên (dầu khí, đánh bắt cá) với TQ. Theo đó, ông Duterte kỳ vọng đây sẽ là cơ sở để ông đưa vụ thắng kiện TQ tại Ṭa Trọng tài năm 2016 đến chương tŕnh nghị sự với người đồng cấp Tập Cận B́nh tại TQ cuối tháng này.
“Tổng thống Duterte cho phép TQ đánh bắt cá ở biển Đông là để khẳng định quyền sở hữu của Philippines đối với vùng biển đang tranh chấp” - điện Malacañang tuyên bố hôm 18-7. Người phát ngôn của ông Duterte lư giải: “Nếu bạn tuyên bố chủ quyền và tự thấy rằng ḿnh có chủ quyền (ở biển Đông) th́ bạn mới có quyền cho phép nước khác đánh cá”.
VietBF © sưu tầm