Trung Quốc hôm này nói rằng sẽ có biện pháp trừng phạt các công ty Mỹ liên hệ tới giao kèo bán 66 chiến đấu cơ F-16V, trị giá $8 tỉ cho Đài Loan, khiến một hành động có thể làm mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc căng thẳng hơn nữa, sau khi Bắc Kinh lên tiếng phản đối Washington bán 66 chiến đấu cơ F-16V cho ḥn đảo này.
Trung Quốc đe dọa trừng phạt các công ty Mỹ có liên can đến vụ bán vũ khí cho Đài Loan. SAM YEH / AFP
"Bắc Kinh không cung cấp thông tin cụ thể về các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp Mỹ, nhưng đối với chính quyền Trung Quốc hành động này trước đó đă có cơ sở pháp lư. Trung Quốc của chủ tịch Tập Cận B́nh và Hoa Kỳ của Donald Trump không có chung cách hiểu về Luật Quan hệ Đài Loan, được kư vào năm 1979, đặt Đài Loan dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ.
Đối với Nhà Trắng, Đài Loan hoàn toàn có quyền tự vệ. Thương vụ 66 chiến đấu cơ F-16V Block 70/72 Viper và 75 động cơ, radar và phụ kiện phù hợp với các thỏa thuận và quan hệ lịch sử giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ngược lại, đối với chế độ cộng sản, đây là hành động can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc và xâm hại tới chủ quyền và các lợi ích của Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh.
Bắc Kinh trước đó đă từng đe dọa trừng phạt vào tháng 7, sau khi Hoa Kỳ bán cho quân đội Đài Loan 108 xe tăng M1A2T Abrams, 250 hỏa tiễn Stingers. Các cơ quan truyền thông Nhà nước đă từng nói tới việc các doanh nhân cực kỳ giàu có của Trung Quốc có thể tẩy chay, không mua các phi cơ cá nhân của một trong những công ty Mỹ có liên quan đến việc xuất khẩu vũ khí cho Đài Loan."
Từ khi trở thành chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận B́nh liên tục bày tỏ mong muốn thống nhất Đài Loan và Hoa Lục sớm nhất có thể, thậm chí dùng vũ lực nếu cần thiết. Nguyên thủ Trung Quốc đe dọa: “ Sự chia rẽ chính trị giữa Đài Loan và Trung Quốc không thể kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Trong khi đó, ngày 20/08, tổng thống Đài Loan gửi lời cảm ơn Hoa Kỳ chấp thuận thương vụ này. Bà Thái Văn Anh nói :” Những đề nghị này tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ ḥa b́nh và sự ổn định của Đài Loan”.