Thương chiến giữa Trung Quốc với Mỹ đă kéo dài hơn 1 năm qua khiến nên kinh tế TG bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cho tới nay người thắng kẻ bại vẫn chưa thể t́m ra cũng là bởi 2 nước này có nền kinh tế mạnh nhất nh́ TG. Một vũ khí mới đang được họ tính toán sử dụng trong thời gian tới có lẽ là dầu thô để t́m ra người thắng kẻ bại chăng. Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, từng là khách hàng tiềm năng với các nhà sản xuất Mỹ, cho tới trước khi thương chiến nổ ra.
Các nhà phân tích năng lượng cảnh báo, Trung Quốc có thể giảm đáng kể lượng nhập khẩu dầu thô từ Mỹ trong những tuần tới, theo CNBC. Động thái được đưa ra sau những căng thẳng thương mại mới đây giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố đánh thuế 10% lên khoảng 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. C̣n Bắc Kinh sau đó liên tục hạ giá nhân dân tệ (CNY), khiến Mỹ cáo buộc nước này là quốc gia thao túng tiền tệ.
Tranh chấp thuế quan "ăn miếng trả miếng" giữa Mỹ và Trung Quốc hơn một năm gần đây đă khiến giá dầu lao dốc, phần lớn do lo ngại khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể là suy thoái kinh tế tại Mỹ.
Phiên giao dịch ngày thứ tư (7/8), khi căng thẳng Mỹ - Trung được dự báo chuyển thành cuộc chiến tiền tệ, giá dầu đă xuống mức thấp nhất trong 7 tháng khi giảm gần 5%. Giá dầu WTI "bốc hơi" hơn 22% so với mức đóng cửa cao nhất kể từ đầu năm. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng lao dốc 24% kể từ mức đỉnh.Dù các nhà mua hàng Trung Quốc gần đây đă quan tâm trở lại với dầu thô từ Mỹ khi lượng nhập khẩu tăng lên mức cao nhất trong 9 tháng, đạt 292.000 thùng mỗi ngày trong tháng 6 theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Stephen Brennock - nhà phân tích thị trường dầu mỏ của PVM Oil Associates dự báo, những căng thẳng thương mại có thể đảo ngược xu hướng này.
"Xuất khẩu dầu thô từ Mỹ sang Trung Quốc sẽ ngưng trệ, thậm chí dừng hẳn", Brennock cho biết trong một email trả lời CNBC.
Matthew Smith, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData, cho rằng Trung Quốc không c̣n nhiều dư địa để trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thuế quan, nên dầu thô có thể sẽ bị xem xét đánh thuế. Smith cũng dự báo, những người mua hàng Trung Quốc sẽ phải "lo lắng" nếu điều này xảy ra.
Michal Meidan, giám đốc chương tŕnh năng lượng Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Oxford cũng cho rằng Bắc Kinh sẽ đánh thuế lên hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm cả dầu thô, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump cương quyết tăng thuế từ đầu tháng 9.
Trunng Quốc trở thành một trong những khách hàng thân thiết nhất của Mỹ sau khi Washington dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu dầu thô từ tháng 12/2015. Năm ngoái, nước này thậm chí c̣n nhăm nhe vượt Canada - quốc gia nhập khẩu dầu thô nhiều nhất từ Mỹ.
Tuy nhiên, sự quan tâm của Bắc Kinh với "vàng đen" từ nền kinh tế đứng đầu thế giới đă giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Tháng 8/2018, Trung Quốc c̣n tuyên bố dừng nhập dầu từ Mỹ dù trước đó một tháng, các nhà mua hàng từ nước này nhập gần 12 triệu thùng dầu.
Nếu tăng thuế dầu thô nhập khẩu từ Mỹ, đây sẽ được xem là biện pháp trả đũa tiếp theo của Trung Quốc khi căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang. Quyết định hạ giá nhân dân tệ mới đây được xem là đ̣n đáp trả thu hút sự chú ư, sau khi Bắc Kinh để nhân dân tệ giảm qua mốc 7 CNY đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính.
Nếu cuộc chiến thuế quan tiếp tục bị đẩy lên cao, "một USD khi đó sẽ đổi được tới 7,5 CNY" nếu điều kiện kinh tế và tài chính không thay đổi, Rohit Garg - chiến lược gia tiền tệ tại Bank of America Merrill Lynch nhận xét. Nhiều nhà phân tích cũng dự báo ông Trump sẽ tiếp tục nâng thuế với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 25%, sau các diễn biến gần đây.
Dữ liệu từ EIA cho biết, dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng 2,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 2/8. Kết quả này trái với dự báo nguồn cung tại Mỹ giảm 8 tuần liền từ các nhà phân tích. Ở mức gần 439 triệu thùng, dự trữ dầu thô tại Mỹ cao hơn 2% so với mức b́nh quân 5 năm cùng thời điểm.
|