Để chặn Tổng thống Trump tái đắc cử, Trung Quốc chấp nhận rủi ro suy thoái. Trung Quốc đang ấp ủ một chiến lược “nh́n xa trông rộng” nhằm đánh bại Trump trong cuộc chiến thương mại khốc liệt này. Hj cứ câu giờ về thỏa thuận thương mại.
Nếu xét ở thời điểm hiện tại, có thể thấy Trung Quốc đang và sẽ phải chịu tổn thất khá lớn từ việc ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp Mỹ cho đến “vũ khí hóa” đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc không hề "đơn giản" như cách họ thể hiện.
“Rất có thể, Trung Quốc đă có một “chiến lược ngầm” cho động thái này, sẵn sàng chấp nhận rủi ro về phía ḿnh, cụ thể là suy thoái kinh tế toàn cầu để có thể ngăn chặn sự tái đắc cử của Tổng thống Trump”, ông Cameron Naka Matsuzawa, chiến lược gia trưởng của Nomura tại Tokyo, cho biết.
Đáp lại các biện pháp trừng phạt thuế quan của Tổng thống Trump, Trung Quốc đă nhanh chóng “trả đũa” bằng cách tạm dừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, gây sức ép lớn tới các nhà sản xuất tại đây.
Theo ông Mark Mark Haefele, giám đốc đầu tư toàn cầu của UBS, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn trong việc “vũ khí hóa” đồng nhân dân tệ. Sự mất giá của đồng tiền sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường cho nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, ông khẳng định rằng, đây lại chính là một “đ̣n giáng” khá mạnh đối với ông chủ Nhà Trắng trước thềm tranh cử.
Phải chăng Trung Quốc đang "thả con săn sắt, bắt con cá rô" trong cuộc chiến thương mại này? Ảnh: Maxim Shemetov/Reuters.
Rơ ràng, Trung Quốc có thể sẽ phải đánh đổi khá nhiều thứ để có thể ngồi ở thế chủ động trong cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Nếu cần thiết, Trung Quốc có thể “hành động” theo các biện pháp đă được lên kế hoạch trước đó nhằm đe dọa cuộc tái bầu cử sắp tới của ông Trump, thậm chí cả việc “đánh cược” nền kinh tế toàn cầu vào ván bài sinh tử này.
Về phía Tổng thống Trump, ông cho biết đây rơ ràng là ư định của Trung Quốc. Mới đây, ông đă đưa ra lời cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ phải gánh thêm nhiều khó khăn hơn nếu ông được tái đắc cử.
Theo Matsuzawa, động thái mạo hiểm này của Trung Quốc có thể là một con dao hai lưỡi khi mà rất có thể tổng thống trong tương lai cũng có một lập trường giống như ông Trump, và khi đó một loạt các biện pháp cứng rắn để chống lại Trung Quốc sẽ được xây dựng và thiết lập.
Đối với Trung Quốc, nếu kinh tế vẫn tiếp tục lao dốc, nó sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho nước này, đặc biệt khi đối phó với các cuộc biểu t́nh căng thẳng đang ngày một gia tăng ở Hong Kong. GDP quư II của Trung Quốc đánh dấu mức tăng chậm nhất trong ṿng gần 30 năm trở lại đây.
Trước t́nh thế nước sôi lửa bỏng này, việc ḱm hăm sự phát triển kinh tế rất có thể dẫn tới việc giảm phát nợ tại Trung Quốc. Thông thường, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp nhằm “nới lỏng” các chính sách thuế quan và tài chính để đưa nền kinh tế vực dậy trở lại. Tuy nhiên, ở thời điểm nhạy cảm như hiện tại, chính phủ Trung Quốc rất khó có thể đưa ra những hành động sáng suốt như trong quá khứ.
Vào đầu tuần, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đă bác bỏ tin đồn về việc quyết định cắt giảm lăi suất cho các khoản vay và tiền gửi nội tệ định kỳ của các tổ chức tài chính. Trong một bài đăng trên WeChat, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết tin tức này là sai sự thật họ đă báo cáo vụ việc này cho cảnh sát điều tra.
Hiện tại, thị trường chứng khoán toàn cầu đang “điêu đứng” khi chứng kiến cảnh mất giá thảm hại diễn ra liên tiếp trong thời gian vừa qua. Tại phiên đóng cửa ngày 7/8, giá trị cổ phiếu toàn cầu tiếp tục ở mức giảm.
VietBF@ sưu tầm.