Thật sự hiện nay Mỹ đang bơ vơ ở Vùng Vịnh? Các đồng minh mạnh nhất của Mỹ như Úc thì vẫn chưa đáp lại lời mời tham gia liên minh chống Iran của Washington. Còn Đức thì thẳng thừng từ chối.
Theo Tass ngày 6/8, Israel đă t́nh nguyện hợp tác với Liên minh chống lại sự ảnh hưởng của Iran ở Vịnh Ba Tư do Mỹ lănh đạo.
Theo Ynet News, Ngoại trưởng Israel Yisrael Katz cho biết, Tel Aviv và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đă đạt được các thỏa thuận liên quan đến mối đe dọa của Iran.
Mỹ đă gặp rất nhiều khó khăn trong việc kêu gọi các nước tham gia vào sáng kiến kiểm soát hàng hải ở Vịnh Ba Tư - một trong những tuyến vận chuyển quan trọng nhất của thế giới.
Úc vẫn chưa đáp lại lời mời tham gia liên minh chống Iran của Washington, trong khi Đức thẳng thừng từ chối với lư do tránh leo thang căng thẳng trong khu vực Vùng Vịnh.
Căng thẳng Vùng Vịnh đang leo thang
Giới quan sát nhận định, những nước tham gia vào liên minh do Mỹ lănh đạo ở Vịnh Ba Tư đều có lợi ích liên quan trọng khu vực này, chứ không phải hợp tác dưới lời kêu gọi "bảo vệ chính nghĩa" từ Washington.
Trong số các quốc gia châu Âu, chỉ có Vương quốc Anh "háo hức" đưa quân đội của ḿnh tới Vịnh Ba Tư sau khi Iran bắt giữ một tàu chở dầu của nước này tại eo biển Hormuz v́ vi phạm luật hàng hải.
Về phần ḿnh, Israel là đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông do đó, việc Tel Aviv gia nhập Liên minh chống lại sự ảnh hưởng của Iran ở Vịnh Ba Tư là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Mặc khác, bản thân Israel cũng đang phải đối mặt với mối đe dọa trực tiếp từ Iran. Hồi tháng 7, Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh quốc gia của Quốc hội Iran cảnh báo rằng, nước này có thể hủy diệt Israel chỉ trong 30 phút, sau khi Mỹ tung đ̣n tấn công đầu tiên vào Iran.
"Nếu Mỹ tấn công chúng tôi, Israel chỉ c̣n tồn tại được trong nửa giờ đồng hồ", ông Zolnour nói đồng thời xác nhận rằng, Iran đang sở hữu lượng uranium làm giàu vượt ngưỡng cho phép.
Có thể nói, gia nhập Liên minh chống lại sự ảnh hưởng của Iran ở Vịnh Ba Tư cũng chính là cách để Israel bảo vệ chính ḿnh.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đă nêu điều kiện đàm phán với Mỹ, trong đó Iran phải được nối lại hoạt động xuất khẩu dầu.
"Ḥa b́nh với Iran là mẹ của tất cả các loại ḥa b́nh. Chiến tranh với Iran là mẹ của mọi cuộc chiến tranh", ông Rouhani nói trong bài phát biểu được truyền h́nh trực tiếp từ Bộ Ngoại giao Iran.
Tổng thống Iran cũng ca ngợi Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif sau khi Washington tuyên bố áp lệnh trừng phạt đối với cá nhân ông hôm 31/7, đồng thời tái khẳng định Iran chỉ đàm phán khi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Vùng Vịnh.
"Iran phải được phép xuất khẩu dầu. Cộng ḥa Hồi giáo Iran ưu tiên đàm phán và thương lượng, nhưng nếu Mỹ thực sự muốn đàm phán, họ trước hết phải dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận", ông Rouhani nói.
Tổng thống Iran cảnh báo hoạt động vận chuyển ở eo biển Hormuz hiện không c̣n an toàn. Đây là một trong những eo biển quan trọng bậc nhất với ngành dầu mỏ thế giới, nơi khoảng một phần năm trữ lượng dầu mỏ đi qua.
"Không thể nói rằng eo biển Hormuz là nơi các bạn được tự do qua lại, trong khi eo biển Gibraltar bị hạn chế với chúng tôi", ông Rouhani nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tầm.