Nga và Trung Quốc dọa đáp trả nếu Mỹ triển khai tên lửa. Chả là Cách đây ít lâu Mỹ đã rào trước đón sau vụ này. Ngày 5/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đối phó nếu Mỹ đưa tên lửa tầm trung tới châu Á.
(Ảnh minh họa).
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 5/8, Vụ Kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Cong tuyên bố: "Trung Quốc sẽ không ngồi yên và sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ bố trí tên lửa tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương”.
Đồng thời vị quan chức Trung Quốc cũng cảnh báo các nước láng giềng của Trung Quốc không nên cho phép Mỹ triển khai các vũ khí loại này trên lănh thổ.
Phát biểu của quan chức ngoại giao Trung Quốc được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper ngày 4/8 cho biết hiện Mỹ có thể tự do triển khai các tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500km tại các căn cứ mặt đất sau khi chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trumg (INF).
Theo ông Esper, Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tại châu Âu, Châu Á-Thái B́nh Dương hoặc tại những khu vực khác nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn xung đột sau khi tham vấn ư kiến của các đồng minh và đối tác.
Trước đó, trong bài trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ trước khi tới Australia, ông Esper tuyên bố Mỹ có ư định triển khai các đầu đạn thông thường tầm trung đến châu Á-Thái B́nh Dương, nhưng không đưa ra địa điểm cụ thể.
Các phát biểu của ông Esper về vấn đề này đă làm dấy lên dư luận đồn đoán có thể Mỹ sẽ đề nghị điều động tên lửa tới Úc.
Nếu Mỹ triển khai các tên lửa đến miền Bắc Australia, các căn cứ quân sự của Trung Quốc nằm ở phía Nam nước này sẽ nằm trong tầm bắn của các tên lửa Mỹ.
Khoảng cách từ Darwin đến Thượng Hải chỉ khoảng 5.000 km, trong khi khoảng cách từ địa điểm này đến các cơ sở quân sự của Trung Quốc bố trí trên các thực thể tranh chấp ở Biển Đông chỉ là 3.000 km.
Trong một động thái liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/8 cảnh báo: “Nếu nhận được thông tin Mỹ hoàn thiện các loại tên lửa mới, Nga sẽ buộc phải phát triển những vũ khí tương đương”.
Nhà lănh đạo Nga cũng kêu gọi Washington quay lại đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân: "Để ngăn chặn t́nh trạng hỗn loạn v́ không có giới hạn và luật lệ, mỗi nước cần đánh giá mọi hậu quả nguy hiểm, quay lại đối thoại mà không có điều kiện tiên quyết. Chúng tôi đă sẵn sàng”.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Nga và Mỹ cùng rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được kư từ năm 1987, trong đó cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 - 5.500 km. Hai nước đổ lỗi cho nhau vi phạm điều khoản INF suốt nhiều năm qua.
VietBF@ sưu tầm.