Vấn đề tại Iran của Mỹ đang được Anh ngày càng ủng hộ hơn nhưng điều này lại không được Châu Âu ủng hộ. Đây là 1 dấu hiệu mới kể từ khi Anh có thủ tướng mới. Dưới đây là các thông tin cụ thể.Anh cho rằng hoạt động này cần sự ủng hộ của Mỹ, trong khi Pháp và Đức khẳng định cần độc lập với Mỹ. Đây cũng có thể là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Anh đang tiến gần hơn lập trường với Mỹ về vấn đề Iran dưới thời Tân Thủ tướng Boris Johnson.
Trả lời phỏng vấn trên truyền h́nh hôm qua, Tân Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng, một phái bộ của châu Âu không thể hiện thực nếu không có sự trợ giúp của Mỹ. Theo ông Raab, phái bộ này do châu Âu dẫn dắt, nhưng cần phải sự hỗ trợ của Mỹ.
Đây là tuyên bố khác hẳn so với lập trường với cựu Ngoại trưởng Jeremy Hunt- người đă đề xuất thiết lập một phái bộ hải quân châu Âu, nhưng phải tách biệt với kế hoạch của Mỹ: “Lực lượng mới sẽ tập trung vào vấn đề tự do hàng hải để bảo vệ tuyến đường biển quan trọng, với 1/5 lượng dầu thế giới được vận chuyển qua eo biển Hormuz hàng năm. Tuy nhiên, lực lượng này sẽ không phải là một phần trong chính sách gia tăng sức ép tối đa của Mỹ lên Iran bởi v́ chúng tôi vẫn cam kết bảo vệ Thỏa thuận hạt nhân với Iran”.
Mỹ hiện cũng đề xuất tăng cường các nỗ lực bảo vệ khu vực hải phận chiến lược ngoài khơi Iran và Yemen, trong bối cảnh có nhiều sự cố đối với các tàu chở dầu xảy ra trong khu vực. Cả hai sứ mệnh này nhằm bảo vệ các tàu qua eo biển Hormuz trước các mối đe dọa từ Iran.
Tuy nhiên, kế hoạch do Mỹ dẫn đầu được châu Âu nh́n nhận là một phần trong chiến dịch gia tăng sức ép tối đa lên Iran để buộc quốc gia Hồi giáo này từ bỏ chương tŕnh hạt nhân và các hành động trong khu vực. Chính v́ vậy tuyên bố của ông Raab đă khiến Đức và Pháp không hài ḷng. Hai quốc gia này từng tuyên bố bất cứ nỗ lực nào của châu Âu cũng cần phải độc lập với Mỹ.
Phản ứng trước tuyên bố của Ngoại trưởng Anh, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định, Châu Âu không đi theo chính sách gia tăng sức ép của Mỹ. Đức sẽ không quyết định tham gia vào sứ mệnh hải quân này cho đến khi có một ư tưởng rơ ràng. Pháp cũng cho rằng sứ mệnh của châu Âu trái ngược với sáng kiến của Mỹ, không nhằm gây hấn với Iran. Với bất đồng giữa 3 nước lớn của châu Âu đang đặt câu hỏi về tính khả thi của sứ mệnh hải quân này.
Không chỉ tạo ra sự chia rẽ trong châu Âu, với tuyên bố sứ mệnh của châu Âu sẽ không khả thi nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ cũng cho thấy khả năng Anh đang có lập trường tiến gần hơn với Mỹ về vấn đề Iran.
Khi ông Boris Johnson đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Anh, có lẽ điều được dư luận quan tâm nhất đó là làm thế nào Tân Thủ tướng có thể chèo lái con thuyền nước Anh ra khỏi cơn băo Brexit. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề cấp bách nhất đối với ông Boris Johnson khi c̣n gần 100 ngày nữa mới đến hạn chót 31/10 Anh ra khỏi EU.
Trong khi đó, t́m ra giải pháp cho những căng thẳng với Iran liên quan đến vấn đề bắt giữ tàu chở dầu, phối hợp cùng với các nước châu Âu khác bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran, trong khi vẫn cân bằng mối quan hệ với Mỹ có lẽ là vấn đề đối ngoại cần giải quyết trước mắt.
Được đánh giá là “Donald Trump thứ 2” của nước Anh về h́nh dáng và tính cách, Thủ tướng mới của nước Anh đă nhận được nhiều lời khen ngợi có cánh từ Tổng thống Mỹ, cùng hứa hẹn về một Thỏa thuận thương mại tự do tham vọng.
Tuy nhiên với bước đi mới nhất về Iran, giới quan sát cho rằng, đây cũng có thể chỉ là cách Anh đang cố gắng đi theo con đường trung gian, giữa cách tiếp cận độc lập ḥa b́nh của châu Âu và chính cách leo thang của Mỹ về Iran. Điều này giúp Tân Thủ tướng Anh cân bằng mối quan hệ giữa hai bên, thậm chí giúp ông có thể trở thành cầu nối quan trọng giữa Liên minh châu Âu và Mỹ./.
|