Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng ông muốn khẩn trương xây dựng bức tường biển khổng lồ xung quanh Jakarta để ngăn nó ch́m xuống biển.
Tổng thống Joko Widodo và chính phủ của ông đang phải "chạy đua với thời gian" khi các chuyên gia dự đoán rằng với tốc độ hiện tại, một phần ba Jakarta có thể bị nhấn ch́m vào năm 2050.
Cuộc khủng hoảng hiện sinh mà thủ đô của Indonesia đang phải đối mặt là đỉnh điểm của nhiều thập kỷ phát triển không ngừng, kết quả của việc không tuân thủ quy hoạch đô thị và sai lầm của các quan chức, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.
Người Indonesia đi bộ gần bức tường biển ngăn nước ngập ở Jakarta. Ảnh: AP.
Do thiếu mạng lưới đường ống nước toàn diện, các doanh nghiệp và hộ gia đ́nh đă tự ư khai thác nước ngầm ồ ạt - nguyên nhân chủ yếu gây sụt lún ở phía bắc Jakarta, nơi sinh sống của vài triệu người.
Tại khu vực này, đất sụt lún với tốc độ "chóng mặt", lên đến 10 cm mỗi năm (tức 1 m trong 10 năm), cùng với mực nước biển dâng cao do Trái Đất đang nóng lên, đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng trong vài thập kỷ tới.
Tổng thống Widodo hôm 26/7 khẳng định đă đến lúc xúc tiến việc xây bức tường biển, một dự án mà chính phủ đă xem xét từ một thập kỷ trước.
"Dự án khổng lồ này cần được hoàn thiện nhanh chóng để ngăn Jakarta ch́m xuống dưới biển", ông nói.
Tổng thống cho biết ông quyết tâm thúc đẩy các dự án và cải cách trọng điểm, ngay cả khi chúng không được ḷng dân, theo South China Morning Post.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo quyết tâm xây dựng bức tường biển khổng lồ xung quanh Jakarta để ngăn nó ch́m xuống biển. Ảnh: South China Morning Post.
Ông Widodo cũng đề cập đến các kế hoạch đầy tham vọng khác cho Jakarta, đại đô thị đông đúc, ô nhiễm vốn chỉ chứa đủ sức 10 triệu người, nay đă ph́nh to gấp ba lần con số đó.
Jakarta được coi là một trong những thành phố ch́m nhanh nhất thế giới, kết quả của địa lư không thuận lợi và sự quản lư sai lầm.
Thành phố nằm trên mặt đất śnh lầy với 13 con sông bị ô nhiễm nặng chạy qua. Nguyên nhân chính khiến nó bị ch́m là do khai thác quá mức nước ngầm. Hơn nữa, trọng lượng của các ṭa nhà cao tầng được xây dựng trong những năm gần đây cũng gia tăng "sức ép" lên mặt đất.
Heri Andreas, nhà khoa học Trái Đất tại Học viện Công nghệ Bandung của Indonesia, cho biết tại một số khu vực phía bắc Jakarta, nơi mặt đất vốn thấp hơn mực nước biển từ 2-4 m, nay lại ch́m xuống khoảng 20 cm mỗi năm.
"Jakarta đang lún xuống", Andreas, một chuyên gia về đo đạc h́nh dạng Trái Đất, nói. "Nếu tiếp tục bị sụt lún với tốc độ tương tự, 95% phía bắc Jakarta sẽ ch́m dưới nước vào năm 2050".
Ông cho biết khi đó nước sẽ nhấn ch́m khoảng 1/3 thành phố.
VietBF © sưu tầm