Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran đă khiến Nga phải lên tiếng cảnh báo 2 bên. Ngoại trưởng Nga cho rằng chính Mỹ là bên chủ động gây ra căng thẳng này và cảnh báo sẽ phải nhận hậu quả to lớn. Dưới đây là những thông tin chi tiết.Ngoại trưởng Nga cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump tránh leo thang căng thẳng với Iran, nếu không sẽ phải đối mặt với "các hậu quả nặng nề".Cảnh báo trên được ông Sergey Lavrov đưa ra sau khi Tổng thống Trump thông báo các lực lượng Mỹ vừa bắn hạ một máy bay không người lái của Iran v́ "đe dọa" an ninh một trong những con tàu hoạt động gần Eo biển Hormuz. Trong cuộc phỏng vấn của báo Argumenty i Fakty trụ sở ở Moscow, Ngoại trưởng Lavrov kêu gọi Washington hăy thôi quy trách nhiệm cho Iran về những bất ổn mới đây ở Vùng Vịnh, v́ chính Mỹ và các đồng minh mới có lỗi. Ông khẳng định căng thẳng leo thang trong khu vực hôm nay là kết quả trực tiếp của chính sách chống Iran mà Mỹ và các đồng minh theo đuổi.
"Mỹ đang phô trương sức mạnh bằng cách gây mất uy tín của Tehran và đổ mọi tội lỗi lên nước Cộng ḥa Hồi giáo Iran. Điều này tạo ra một t́nh huống nguy hiểm: Chỉ một que diêm là có thể phóng hỏa. Trách nhiệm cho những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra sẽ thuộc về Mỹ", Ngoại trưởng Nga tuyên bố.
Trước đó, ông Trump cáo buộc chính quyền Tehran có hành động thù địch đối với tàu đổ bộ USS Boxer. Theo ông, chiếc máy bay không người lái Iran hoạt động sát chiến hạm này và phớt lờ những cảnh báo, "đe dọa an ninh của con tàu và thủy thủ đoàn" tại Eo biển Hormuz nên đă bị "phá hủy ngay lập tức".
Căng thẳng giữa Tehran và Washington leo thang chóng mặt kể từ khi Tổng thống Doanald Trump năm 2018 đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran kư với các cường quốc thế giới năm 2015, đồng thời tái áp đặt cấm vận lên nước Cộng ḥa Hồi giáo. Mỹ cũng đưa thêm tới Trung Đông hàng ngh́n binh sĩ, một hàng không mẫu hạm, các máy bay ném bom B-52 và chiến cơ tối tân.
Một loạt vụ tấn công tàu dầu gần Eo biển Hormuz mới đây càng làm nóng bầu không khí khu vực. Các bên liên quan liên tục có những hành động trả đũa lẫn nhau, gây lo ngại một cuộc xung đột rộng lớn hơn có thể nổ ra ở vùng biển huyết mạch đối với các nguồn cung năng lượng toàn cầu.
|