Tổng thống Mỹ Donald Trump 'xả giận' trên Twitter. Vậy thì số phận Đại sứ Anh sẽ đi về đâu? Ông Trump muốn Đại sứ Anh nhanh nhanh về nước, ông không muốn gặp mặt. Nhưng ngược lại, nhiều quan chức ở London tin rằng ông Darroch không sai v́ "các đại sứ có quyền đưa ra quan điểm cá nhân".
Các lo ngại tồi tệ nhất của Phố Downing và Bộ Ngoại giao Anh được hiện thực hóa bằng ḍng tweet mới đây từ Tổng thống Trump, tuyên bố rằng chính quyền của ông muốn "nghỉ chơi" với Đại sứ Anh tại Washington Kim Darroch.
“Tôi rất không hài ḷng về cách nước Anh và Thủ tướng Theresa May thực hiện tiến tŕnh Brexit. Bà ấy và các quan chức của ḿnh đă gây ra một mớ hỗn độn. Tôi nói với bà ấy những ǵ cần phải làm nhưng bà cứ khăng khăng thực hiện theo hướng khác. Tôi không biết về Đại sứ Anh ở Mỹ, nhưng ông ta không được yêu quư hay tôn trọng ở nước Mỹ này. Chúng tôi sẽ không c̣n làm việc với ông ta nữa”, ông Trump viết như "xả giận" trên Twitter hôm 8/7.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Boris Johnson (trái) và Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch (phải)
Ḍng trạng thái được đăng tải 2 ngày sau khi một quan chức chính phủ Anh xác nhận ông Darroch đă chỉ trích Tổng thống Trump trong các điện tín ngoại giao và báo cáo mật gửi về London. Trong các bức điện, ông Trump được mô tả là người "không có kỹ năng, thiếu chắc chắn và bất tài". Vị Đại sứ Anh cũng cảnh báo "sự nghiệp của ông Trump có thể kết thúc trong nhục nhă".
Theo The Guardian, việc Tổng thống nhắc tới Thủ tướng May và các quan chức của bà cho thấy ông đang có ư định đánh động tới tất cả cơ quan chính phủ Anh có liên hệ với ông Kim cho tới khi ông này rời bỏ chức vụ.
Jeremy Hunt, Bộ trưởng Ngoại giao Anh trong nỗ lực hạ nhiệt cuộc khủng hoảng ngoại giao khẳng định chính phủ Anh không đồng t́nh với những ǵ ông Darroch viết về sự hỗn loạn trong chính quyền Trump, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng nền tảng của ngoại giao là "tự do trao đổi thông tin và ư kiến" và các đại sứ có quyền đưa ra quan điểm cá nhân.
Đây được đánh giá là nhận xét cân bằng và tinh tế trong việc chữa lành vết sẹo ngoại giao nhưng cũng bảo vệ quan điểm, chính kiến của quan chức chính phủ. Nhưng theo The Guardian, công thức của ông Hunt có thể sẽ không có tác dụng với Tổng thống Trump, người khá thất thường và nhanh thay đối quyết định.
Tờ báo Anh cho rằng nhà lănh đạo Mỹ có thể ghi "hận" này và mối thù sẽ không thể đảo ngược, không loại trừ khả năng ông có thể sẽ gây áp lực tối đa với chính quyền Anh cho tới khi người đưa ra các b́nh luận tiêu cực về ḿnh từ chức.
Ông Darroch, nhà ngoại giao kỳ cựu của Anh, có lẽ đang trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong sự nghiệp. Nhưng ông vẫn có rất nhiều những người ủng hộ bất chấp việc các nhận xét của ông đang đe dọa quan hệ đồng minh lâu năm Anh - Mỹ.
Cựu bộ trưởng quốc pḥng Anh Michael Fallon nêu quan điểm rằng các đại sứ được trả tiền để báo cáo khách quan về các chính quyền nước ngoài. Ông Darroch làm đúng như vậy nên không có lư do để từ chức.
Tom Fletcher, cựu đại sứ Anh tại Lebanon cũng lên tiếng bảo về đồng nghiệp khi chỉ trích Tổng thống Trump v́ ra mặt công kích đại sứ của một đồng minh, nói thêm rằng các nhà lănh đạo thừa hiểu các nhà ngoại giao có trách nhiệm báo cáo thẳng thắn.
Chính phủ Anh trong tuyên bố mới đây khẳng định các tuyên bố của vị đại sứ nước này không phản ánh quan hệ giữa 2 nước, nhưng nhấn mạnh rằng các đại sứ của họ có quyền đưa ra các đánh giá thẳng thắn về nước sở tại.
Mặc dù vậy, vẫn tồn tại những quan điểm trái ngược trong chính quyền Anh. Nhà lănh đạo Đảng Brexit của Anh, Nigel Farage kêu gọi ông Darroch từ chức v́ đưa ra nhận xét không phù hợp trong khi Bộ trưởng Thương mại quốc tế của Anh Liam Fox dùng các từ "không có đạo đức, không yêu nước" khi b́nh luận về nhận xét của vị đại sứ Anh.
Theo The Guardian, các căng thẳng ngoại giao này sẽ là phép thử sớm cho khả năng của Boris Johnson, ứng viên sáng giá nhất cho vị trí Thủ tướng Anh sau khi bà May măn nhiệm trong việc nh́n nhận mối quan hệ của ông với nền công vụ Anh, với Mỹ.
Nhưng đây là vấn đề nhăn tiền mà hiện tại Thủ tướng sắp măn nhiệm Theresa May, và Thư kư thường trực tại Bộ Ngoại giao Anh, Sir Simon McDonald phải xử lư. Họ phải t́m cách giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại mà không cho thấy ḿnh lép vế trước Mỹ, bảo vệ được đại sứ của họ và khuyên can Tổng thống Trump rằng một bức điện không rơ ràng không thể nói lên quan điểm của chính quyền hay hủy hoại quan hệ 2 nước.
"Một đại sứ giỏi nhất của Anh không thông cảm với những người cư ngụ trong Nhà Trắng. Điều đó không thể ngăn họ trở thành những người quan sát chính quyền Trump. Sự ra đi sớm của ông Darroch sẽ trao chiến thắng vào tay những kẻ để lộ tin và phản ánh một sự hiểm lầm về vai tṛ của ngoại giao", The Guardian viết.
Vấn đề thứ 2, quan trọng không kém với Bộ Ngoại giao Anh là nếu ông Darroch ra đi, ai sẽ là người kế nhiệm.
Vài cái tên không làm việc trong các cơ quan ngoại giao Anh được cho là đang được cân nhắc thế chỗ ông Darroch như ông Farage. Nhưng hầu hết các ư kiến cho rằng nếu đưa ra lựa chọn này, chẳng khác nào tuyên bố công khai của chính quyền rằng họ đang mất niềm tin vào cố vấn của ḿnh.
Ưu tiên hàng đầu hiện nay của chính phủ Anh là xác định người đứng sau vụ tiết lộ tài liệu chấn động này. Phát ngôn viên của bà May cho biết cảnh sát sẽ tham gia vào vụ điều tra nếu có bằng chứng phạm tội.
"Vấn đề không nằm ở đại sứ, mà vấn đề ở đây là đạo đức của người đă ṛ rỉ những thông tin gây chấn động này", Bộ trưởng Fox nói.
Nhiều chuyên gia dự đoán nếu t́m kiếm được người này, chính phủ Anh có thể sẽ cố hướng sự chú ư của Tổng thống Trump tới việc họ xử lư người đă làm rạn nứt quan hệ của ông và London thay v́ chăm chăm với ư định loại bỏ ông Darroch.
VietBF@ sưu tầm.