Theo hai nguồn tin nói với báo Seattle Times rằng, cơ quan điều tra liên bang Mỹ đă mở rộng điều tra sang ḍng Boeing 787 Dreamliner, sau khi ḍng Boeing 737 Max chưa thể bay trở lại, v́ Boeing đang đề xuất chương tŕnh tập huấn mới trên máy tính.
Các nguồn tin này cho biết Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Boeing giao nộp hồ sơ liên quan đến quy tŕnh chế tạo ḍng Dreamliner ở bang South Carolina, sau các cáo buộc về sản xuất kém chất lượng.
Nguồn tin thứ ba nói với Seattle Times rằng một số nhân viên tại nhà máy chế tạo ḍng máy bay Dreamliner ở North Charleston, bang South Carolina, đă nhận được trát đ̣i giao nộp hồ sơ đầu tháng 6 từ “cùng một nhóm” công tố viên đang điều tra ḍng Boeing 737 Max.
Boeing đă bị điều tra sau hai thảm họa rơi máy bay 737 Max ở Indonesia tháng 10/2018 và Ethiopia tháng 3 vừa qua, làm tổng cộng 346 người thiệt mạng, khiến ḍng máy bay này bị đ́nh chỉ bay trên toàn thế giới.
6.000 nhân viên nhà máy Boeing ở South Carolina đón chào chiếc 787 Dreamliner đầu tiên được lắp ráp và đi vào hoạt động ngày 27/4/2012. Ảnh: Seattle Times.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đă chỉ ra sự tương đồng giữa hai vụ tai nạn, nằm ở hệ thống tăng cường chức năng điều khiển MCAS của ḍng 737 MAX khiến mũi các máy bay bị chúc xuống.
Trước đó, ngày 27/6, hai nguồn tin nói với CNN rằng một lỗi mới, được phát hiện khi thử nghiệm hệ thống máy tính của 737 Max, cũng có thể khiến máy bay bị chúc xuống.
Các nhân viên đang lắp ráp chiếc 787 Dreamliner ở nhà máy Boeing tại bang South Carolina. Ảnh: AP.
Trong tháng này, hai phi công, bao gồm phi công Chesley Sullenberger hạ cánh thành công máy bay trên sông Hudson ở New York, đă điều trần trước Hạ viện Mỹ, chỉ trích cách Boeing thiết kế và đi vào khai thác ḍng 737 Max và yêu cầu có thêm tập huấn bắt buộc trước khi máy bay này vận hành trở lại.
Trước đó, các phi công chuyển sang ḍng 737 Max tập huấn thông qua khóa tự học trên mạng, nhưng khóa học không đề cập tới hệ thống MCAS.
Để 737 Max có thể bay trở lại, Boeing đang đề xuất chương tŕnh tập huấn mới trên máy tính, nhưng không bao gồm tập huấn giả lập. FAA vẫn chưa ra quyết định nào về yêu cầu tập huấn.