Đó chính là Iraq. Nước này nói cừng khiên gọng ḱm siết Iran của Mỹ trục trặc? Vừa qua Tổng thống Iraq khẳng định sẽ không cho phép Washington sử dụng các căn cứ quân sự của Iraq để tiến hành một cuộc tấn công vào Iran.
Tổng thống Iraq Barham Salih ngày 25/6 tuyên bố sẽ không cho phép Mỹ sử dụng lănh thổ của ḿnh hay các căn cứ đặt trên lănh thổ này để phát động một cuộc tấn công vào quốc gia thứ ba.
"Chúng tôi không muốn lănh thổ của ḿnh trở thành một vị trí dàn dựng cho bất kỳ hành động thù địch nào với bất kỳ nước láng giềng nào, bao gồm cả Iran" - ông Barham Salih nói trong một cuộc phỏng vấn vớ đài CNN.
Ông Salih lưu ư không có bất kỳ thỏa thuận nào giữa Washington và Baghdad cho phép Mỹ nghĩ rằng có thể sử dụng Iraq theo kiểu như vậy. Ông Salih dẫn lại một tuyên bố của ông Trump về việc hơn 5.000 quân Mỹ tại Iraq đang theo dơi sát sao Iran và cho rằng "sẽ chẳng có hành động tấn công nào xuất phát từ hướng Iraq".
Dù Washington chưa chính thức tuyên bố sẽ sử dụng Iraq làm bàn đạp để tấn công vào Iran, tuy nhiên nhiều lần chính quyền của ông Trump khẳng định sẽ sử dụng mọi nguồn lực có thể nếu xảy ra cuộc chiến tổng lực với Iran. Như vậy, việc Washington huy động hướng tấn công từ Iraq là hoàn toàn có thể xảy ra trong trường hợp có chiến tranh.
Một hoạt động tác chiến chống khủng bố của quân đội Mỹ tại Iraq
Hiện tại, Mỹ đang hiện diện ở Iraq nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Đáng chú ư trong đó, đầu năm 2019, Lầu Năm Góc tuyên bố xây dựng thêm một căn cứ không quân quy mô lớn ở ngă ba biên giới Iraq - Syria - Jordan.
Ngoài ra, quân Mỹ đang sở hữu căn cứ không quân Al Asad phía Tây Iraq. Căn cứ này có 2.000 quân trên tổng số 5.000 quân đồn trú ở Iraq. Đây cũng là nơi sở hữu nhiều loại radar tân tiến, chiến đấu cơ hiện đại bao gồm cả F-35. Tổng thống Trump cũng chọn căn cứ này là chuyến công du đầu tiên thăm binh sĩ tại hải ngoại của ḿnh hồi Giáng Sinh 2018 vừa qua.
Thậm chí, có thông tin nếu Mỹ rút 2.000 quân của ḿnh khỏi Syria, họ sẽ được tăng viện vào các căn cứ ở Iraq chứ không phải rút về nước Mỹ như các cam kết trước đó của ông Trump. Hiện đă có khoảng 400 quân Mỹ từ Syria rút sang Iraq, theo nguồn tin của tờ Almasdar.
Như vậy, có thể thấy Iraq có một vị trí đặc biệt quan trọng trên bản đồ quân sự Trung Đông của Mỹ. Từ Iraq, Mỹ có thể kiểm soát t́nh h́nh ở miền Đông Syria - vốn đang thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của Mỹ và lực lượng Dân chủ Syria (SDF).
Iraq là quốc gia láng giềng với Iran và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở đây như một sự đề pḥng rơ ràng nhất trong việc bao vây quân sự với Iran. Cùng với hàng loạt căn cứ ở Arab Saudi, Kuwait, Bahrain, Qatar, UAE, Oman, Afghanistan, Mỹ đă tạo ra ṿng vây xung quanh Iran.
Tuy nhiên, việc Iraq nói không cho phép Mỹ triển khai quân sự nhằm vào Iran từ lănh thổ của họ, điều này sẽ gây khó khăn lớn cho kế hoạch của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại căn cứ Al-Asad hồi Giáng Sinh 2018
Iraq cũng có lư của họ trong trường hợp này. Một khi cuộc chiến Iran - Mỹ nổ ra, sẽ tạo thành một cuộc đại khủng hoảng cho toàn khu vực. Với đặc thù của Trung Đông, chỉ cần một quốc gia bất ổn cũng đủ để trở thành cái nôi cho chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy.
Iraq đă quá thấu hiểu trải nghiệm này khi họ vừa trải qua cơn ác mộng với Nhà nước Hồi giáo IS. Cho đến hiện tại, chính quyền và quân đội Iraq vẫn đang phải gia tăng các hoạt động quân sự để triệt tiêu những tế bào ngủ của IS trong lănh thổ của ḿnh.
Hơn bao giờ hết, Iraq cần một môi trường yên ổn để phát triển kinh tế, ổn định chính trị và hơn cả là tái thiết đất nước sau nhiều năm chiến tranh. Tuy nhiên, dù Iraq đang mưu cầu sự yên ổn cho ḿnh, th́ chưa chắc Washington đă nghe theo ư định của Baghdad.
Mỹ đă có căn cứ quân sự ở Iraq, họ không bao giờ buông bỏ vị trí chiến lược này. Tổng thống Trump từng nói trong thời kỳ tranh cử hồi cuối năm 2016: "Nước Mỹ tốn hàng vạn sinh mạng ở Iraq, hàng ngh́n tỉ USD, có những con đường cứ xây xong là bị đánh bom, rồi chúng tôi lại xây lại từ đầu. Và bây giờ chúng tôi thậm chí c̣n không được sử dụng các căn cứ quân sự của ḿnh một cách thoải mái, nếu là Tổng thống, tôi sẽ không để điều đó tái diễn"