Cuộc vượt ngục thành công của Joel Kaplan chỉ diễn ra trong 30 giây khiến lính gác không kịp trở tay khi chiếc máy bay đáp xuống sân nhà tù, tù nhân chạy vọt vào cánh cửa mở sẵn và chiếc máy bay trực thăng cất cánh.
Joel Kaplan (1927-1988) là thương gia người Mỹ, được thừa kế khối tài sản kếch xù của gia tộc, vốn xuất phát từ việc buôn bán đường và mật.
Tháng 11/1961, Joel Kaplan bị bắt tại Mexico City (Mexico) v́ nghi liên quan cái chết của đối tác làm ăn tên Luis Vidal. Tại ṭa, Joel Kaplan khẳng định Luis Vidal tham gia vào hoạt động buôn bán ma túy và vũ khí nên đă giả chết để trốn tội. Ông chỉ ra rằng nhà chức trách chưa từng lấy dấu vân tay hoặc khám nghiệm răng của thi thể. Dù vậy, ṭa án vẫn kết án Joel Kaplan 28 năm tại nhà tù Santa Martha Acatitla, được coi là an ninh chặt nhất bấy giờ.
Trong 9 năm, Joel Kaplan nhiều lần t́m cách vượt ngục nhưng đều thất bại. Đầu tiên, Joel Kaplan dự định vờ bị viêm ruột thừa và hối lộ tài xế xe cứu thương 75.000 peso. Kế hoạch này đổ bể khi người tài xế dùng tiền hối lộ mua rượu uống trong giờ và bị đuổi việc.
Tháng 10/1970, Joel Kaplan đào đường hầm từ trong tù tới trang trại gà cách buồng giam chỉ 200 m. Sau 6 ngày đào bới, Joel Kaplan phải bỏ cuộc v́ đụng phải loại đá núi lửa, không thể đào xuyên qua mà không tạo tiếng động lớn.
Tháng 8/1971 khi nhà tù Santa Martha Acatitla tổ chức buổi chiếu phim đầu tiên cho phạm nhân trong hai năm, Joel Kaplan tận dụng cơ hội này. Trước khi vượt ngục, Joel Kaplan và bạn tù được dặn kẹp báo dưới nách, lang thang quanh sân bóng nhà tù vào lúc 18h30 mỗi ngày trong ba ngày liên tiếp.
Ngày 18/8/1971, khi phần lớn trong số 136 cán bộ quản ngục của Santa Maria Acatitla đang xem phim cùng tù nhân, chiếc trực thăng có màu xanh giống phương tiện của tổng chưởng lư Mexico đáp xuống sân bóng.
Năm cán bộ canh gác có mặt lúc đó c̣n nâng súng chào v́ tưởng đây là chuyến thăm đột xuất của vị quan chức nào đó. Chưa đầy 30 giây, Joel Kaplan và bạn tù chạy vọt lên trực thăng trước sự ngỡ ngàng của những người có mặt. Một người lính gác định nổ súng nhưng bị kẹt đạn.
Joel Kaplan (phải) nhiều lần t́m cách vượt ngục nhưng không thành công.
Khi nhập cảnh Mỹ, Joel Kaplan dùng tên thật nhưng vẫn được cho qua v́ tin tức về vụ vượt ngục chưa kịp lan truyền rộng răi. Joel Kaplan không bị bắt quay trở lại Mexico để chấp hành án.
Joel Kaplan khẳng định đă hành động đúng pháp luật v́ tại Mexico, việc vượt ngục chỉ bị coi là phạm tội nếu tù nhân vi phạm các điều luật khác trong quá tŕnh bỏ trốn. Ông ta không đưa hối lộ hoặc hành hung bất cứ ai. Hai chiếc máy bay đều thuộc sở hữu 100% của Joel Kaplan nên không thể nói đă phạm tội Sử dụng tài sản cho thuê sai mục đích.
Ngoài ra, tuyến đường bay đă được Cục Hàng không Liên bang Mỹ phê duyệt từ trước. Cả Joel Kaplan và phi công đều dùng tên thật nhập cảnh nên không phạm tội Nhập cảnh trái phép.
Tại Mexico, từ thập niên 1930, luật pháp đă phân biệt giữa hai quyền: quyền được có tự do và quyền được theo đuổi tự do. Khi một người phạm tội, họ đă từ bỏ quyền được có tự do nên sẽ bị nhà nước giam giữ. Nhưng v́ khao khát tự do tồn tại trong mỗi con người nên hành vi vượt ngục sẽ không bị trừng phạt bằng tăng nặng án tù.
Hành vi vượt ngục không vi phạm pháp luật, nhưng những hành động mà một người thực hiện trong quá tŕnh vượt ngục vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự. Nếu cưa găy song sắt nhà tù để trốn, phạm nhân sẽ bị buộc tội Phá hoại tài sản. Nếu phạm nhân đánh cán bộ quản ngục, đó được coi là tội Cố ư gây thương tích. Nếu dùng tiền mua chuộc, hành vi này sẽ cấu thành Tội đưa hối lộ. Nếu phạm nhân lấy phương tiện trên đường để nhanh chóng tẩu thoát, đó là tội Trộm cắp tài sản.
Dù vậy, cán bộ nhà tù có quyền bắn hạ người bỏ trốn, cảnh sát vẫn có thể bắt giữ phạm nhân đào tẩu.
Không chỉ ở Mexico, dạng quy định công nhận "quyền vượt ngục" như trên c̣n xuất hiện trong pháp luật một số nước như Bỉ, Đức, Hà Lan, và Áo.
VietBF © sưu tầm