Mỹ tuyên bố có thể nới lỏng các hạn chế đối với Tập đoàn công nghệ Huawei để đạt được tiến triển trong đàm phán thương mại với Trung Quốc thể hiện rơ ràng là “bắn 1 mũi tên nhưng nhắm tới 2 cái đích”.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố Mỹ có thể nới lỏng hạn chế với Huawei để đạt được tiến triển trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khi trả lời phỏng vấn kênh truyền h́nh CNBC ngày 9-6 đă cho biết, Tổng thống Donald Trump có thể nới lỏng các hạn chế đối với tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei nếu có tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Mnuchin khẳng định, Mỹ sẵn sàng thực hiện điều này nếu nhận được “những bảo đảm nhất định” của Bắc Kinh, song cũng không quên cảnh báo Washington vẫn sẽ áp thuế nhằm cắt giảm thâm hụt trong trường hợp hai bên không đạt thỏa thuận.
Đây là lần đầu tiên chính quyền Tổng thống Donald Trump ngỏ ư nhân nhượng sau khi tung đ̣n “trừng phạt” vào Huawei, tập đoàn công nghệ lớn nhất của Trung Quốc với doanh thu 105 tỷ USD năm 2018. Trước đó, Tổng thống Donald Trump trong sắc lệnh kư ngày 15-5 đă cấm các công ty công nghệ của Mỹ mua hoặc sử dụng thiết bị nước ngoài “có thể gây nguy hại an ninh quốc gia của Mỹ hoặc an ninh và an toàn của người Mỹ”.
Cho dù, chính quyền Mỹ sau đó 5 ngày đă tuyên bố tạm hoăn thực thi lệnh cấm xuất khẩu công nghệ của Mỹ cho Huawei đến giữa tháng 8 tới, song cũng đă đủ giáng đ̣n chí mạng cho tập đoàn công nghệ này của Trung Quốc. Huawei nguy cơ rơi vào khủng hoảng chưa từng thấy khi bị Google cắt đứt nguồn cung cấp phần cứng và một số dịch vụ phần mềm, trong khi Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom ngừng cung cấp phần mềm và linh kiện quan trọng cho Huawei.
Thị phần lớn thứ hai thế giới về smartphone, chưa kể laptop, máy tính bảng, đồng hồ thông minh… của Huawei bắt đầu có dấu hiệu giảm sút mạnh. Mới đây nhất, “ông lớn” Facebook bồi thêm “cú đấm” mạnh khi chính thức thông báo sẽ không cho các thiết bị của Huawei được cài sẵn những ứng dụng của hăng, cụ thể là mạng xă hội Facebook, ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram hay ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Tuy nhiên, trong bối cảnh việc làm ăn trên thế giới ngày càng tùy thuộc vào nhau như hiện nay, sẽ không có việc một đ̣n trừng phạt kinh tế, thương mại hay công nghệ… chỉ có tác dụng một chiều mà chắc chắn có “tác dụng phụ” không mong muốn với bên ra đ̣n, cho dù có hùng mạnh như Mỹ. Sắc lệnh trừng phạt Huawei cũng vậy, đă ảnh hưởng và tác động tiêu cực trở lại với không ít công ty và cả người dân Mỹ.
Trong bức thư gửi tới Phó Tổng thống Mike Pence và 9 thành viên của Quốc hội Mỹ vào ngày 4-6 vừa qua, Quyền Giám đốc Ngân sách Nhà Trắng Russell Vought đă đề nghị tŕ hoăn các hạn chế đối với Huawei trong ṿng 4 năm v́ nếu thực hiện sẽ làm giảm đáng kể số lượng nhà thầu có thể bán thiết bị cho Chính phủ Mỹ. Theo ông Vought, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo mật của Mỹ.
Báo The Washington Post ngày 8-6 cũng cho biết, các công ty công nghệ Mỹ lo ngại lệnh cấm Huawei của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể gây tổn hại cho công nghệ quân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này. Các công ty công nghệ Mỹ lập luận rằng, việc cấm bán thiết bị cho Huawei có thể gây tổn hại đáng kể đến lợi nhuận, buộc họ phải cắt giảm hoạt động nghiên cứu và phát triển, do đó làm chậm quá tŕnh phát triển chip máy tính mới cũng như khả năng phát triển và cải tiến công nghệ mới, bao gồm những thứ mà quân đội Mỹ cần.
Nới lỏng hạn chế với Huawei v́ thế vừa nhằm “dẫn dụ” Trung Quốc nhượng bộ trên bàn đàm phán, lại vừa hạn chế bớt “tác dụng phụ” của đ̣n trừng phạt với chính Mỹ.
VietBF © sưu tầm