Với việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua bằng được hệ thống pḥng không S-400 từ Nga, nước này đă sẵn sàng cho các lệnh trừng phạt tiềm năng từ Mỹ, trong bối cảnh Washington ra tối hậu thư buộc Ankara phải hủy thương vụ này vào tuần đầu tiên của tháng 6, theo hăng tin RT.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận tổ hợp S-400 đầu tiên vào tháng 7. Ảnh: DW
Phát biểu với truyền thông cuối ngày 21-5, Bộ trưởng Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho hay các cuộc đàm phán với Mỹ liên quan tới thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 từ Nga và chương tŕnh tiêm kích tàng h́nh F-35 của Mỹ gần đây có cải thiện.
“Trong các cuộc đàm phán với phía Mỹ, chúng tôi nh́n thấy có sự lắng dịu và xích gần hơn trong các vấn đề ở phía Đông sông Euphrates, chương tŕnh F-35 và hệ thống pḥng không Patriot”, ông Akar cho hay.
Ông Akar thêm rằng Ankara sẽ tiếp tục thảo luận một cách nghiêm túc với phía Mỹ để có thể đi đến một sự dàn xếp ổn thỏa. Tuy nhiên, Ankara cũng đang chuẩn bị cho việc bị Washington trừng phạt theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).
“Chúng tôi đang làm mọi cách để b́nh thường hóa các thỏa thuận song phương. Mặc dù thỉnh thoảng nảy sinh một số vấn đề, song chúng tôi hài ḷng không có ǵ gây tổn thất nặng nề giữa hai bên cho đến bây giờ…Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang chuẩn bị cho khả năng lệnh trừng phạt CAATSA được thực hiện”, ông Akar nói.
Bộ trưởng Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ cũng lưu ư tới sự tiến bộ của Washington khi ngỏ lời bán hệ thống pḥng không Patriot do tập đoàn Raytheon sản xuất – một đối thủ của S-400, cho Thổ Nhĩ Kỳ.
“Liên quan tới Patriot, Mỹ đă sửa đổi một số điều kiện về giá cả, chuyển giao công nghệ, nâng cấp, hợp tác sản xuất chung”, ông Akar cho biết, thêm rằng đề nghị từ phía Mỹ đang được giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá.
Ông Akar nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đảm bảo vai tṛ của ḿnh trong dự án chế tạo tiêm kích F-35 và hy vọng chương tŕnh có thể tiếp tục theo như kế hoạch.
Binh sĩ Nga kiểm tra hệ thống S-400. Ảnh: TASS
Cạnh đó, ông nói tiếp rằng việc mua hệ thống S-400 từ Nga chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu pḥng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ và không đặt ra mối đe dọa nào. Ông Akar thêm rằng liên kết việc mua hệ thống của Nga với dự án F-35 là một rào cản khác.
“Không có điều khoản nào trong thỏa thuận F-35 nói rằng một quốc gia sẽ bị loại khỏi quan hệ đối tác v́ mua S-400 cả. Thổ Nhĩ Kỳ đă bỏ ra 1,2 tỉ USD. Chúng tôi cũng đă sản xuất các linh kiện đặt hàng từ Mỹ đúng thời gian. Chúng tôi có thể làm ǵ hơn với tư cách là một đối tác chứ?”, ông Akar nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, Ankara đă cử binh sĩ tới Nga tham gia khóa huấn luyện sử dụng hệ thống pḥng không S-400.
“Chúng tôi đă cử các chuyên gia của ḿnh tới Nga để tham dự khóa huấn luyện sử dụng hệ thống S-400. Khóa huấn luyện này sẽ bắt đầu ngày hôm nay và kéo dài vài tháng. Số lượng binh sĩ liên tục thay đổi, tất cả họ đều có mục tiêu cho riêng ḿnh”, tờ Milliyet dẫn lời ông Akar cho biết.
Ông Akar nói thêm: “Chúng tôi cần thiết lập một hệ thống pḥng không để bảo vệ 82 triệu dân và đất nước chúng tôi”. Ông Akar nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với các đe dọa trên không và các vụ tấn công tên lửa từ biên giới với Syria.
Những b́nh luận trên của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ đưa ra sau thông tin đăng tải trên kênh CNBC cho hay Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ thời hạn tới hết tuần đầu tiên của tháng 6 phải rút khỏi thỏa thuận S-400 với Nga, nếu không sẽ gánh hậu quả rất thực tế và tiêu cực.
Ngoài Mỹ, Đức cũng đă lên tiếng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ thỏa thuận mua S-400 với Nga, cho rằng thỏa thuận đi ngược lại các lợi ích của các nước trong khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Berlin cũng đề nghị Ankara thay vào đó mua hệ thống pḥng thủ tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất.
VietBF © sưu tầm