Chiến lược của ông Trump đối với Iran đă được giải mă. Giới quan sát đ.ánh giá rằng ông Trump đang “bổn cũ soạn lại” và áp dụng chiến lược ông từng dùng với Triều Tiên sang cho Iran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
CNN dẫn lời các cựu quan chức Mỹ và các nhà nghiên cứu cho rằng ông Trump dường như đang sử dụng lại những “chiêu bài” ông từng dùng để đối phó với Triều Tiên để áp dụng sang Iran.
Sau những chỉ trích và tranh căi với B́nh Nhưỡng đến các cuộc họp thượng đỉnh với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, ông Trump lần này tiếp tục đưa ra những cảnh báo cứng rắn nhằm vào Iran. Căng thẳng giữa Washington và Tehran đă bắt đầu xuất hiện từ năm ngoái khi ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, và tiếp tục leo thang mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Theo các chuyên gia, chiến lược của ông Trump thường bao gồm các bước: gây áp lực tối đa, đàm phán để có được điều Mỹ muốn sau khi đẩy đối thủ với những lời cảnh báo gia tăng, sau đó tuyên bố căng thẳng đă xuống thang là “chiến thắng về mặt ngoại giao”. Cụ thể, ông Trump dường như muốn tạo nên một bầu không khí áp lực để dành được lợi thế cho Mỹ khi 2 hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán.
Trong trường hợp của B́nh Nhưỡng, ông Trump đă từng tuyên bố: “Triều Tiên tốt nhất là không nên đưa ra bất cứ đe dọa nào tới Mỹ. Họ sẽ phải đối mặt với lửa giận dữ mà thế giới chưa từng bao giờ được chứng kiến".
Lần này, ông Trump tiếp tục cảnh báo Iran vào cuối tuần qua: “Nếu Iran muốn chiến tranh, đó sẽ là hồi kết chính thức cho họ. Đừng bao giờ đe dọa nước Mỹ lần nữa”.
Thomas Wright, chuyên gia của Viện Brookings (Mỹ), nhận định rằng ông Trump có thể đang áp dụng lại những ǵ đă làm với Triều Tiên với Iran và việc tuyên bố cân nhắc phương án sử dụng quân sự với Tehran là một phần của chiến lược này.
Trong chiến dị.ch tranh cử năm 2016, ông Trump từng mô tả bản thân với các cử tri rằng ông là một nhà đàm phán tài giỏi và giới quan sát cũng thừa nhận rằng ông biết cách đối mặt với những đối thủ và thương thảo các điều kiện để đưa ra được thỏa thuận.
“Tôi nghĩ ông Trump đang t́m kiếm một kết quả có lợi cho Mỹ để chứng minh rằng ông ấy có thể đàm phán các vấn đề “gai góc” mà Mỹ phải đối mặt trong khi những người tiền nhiệm của ông không thành công”, bà Sanam Vakil, chuyên gia tại tổ chức Chatham House (Ảnh), nhận định.
Những rủi ro
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani (Ảnh: Jerusalem Post)
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc áp dụng chiến lược Triều Tiên lên Iran có thể sẽ gây tác động ngược v́ Triều Tiên và Iran là hai quốc gia khác nhau về nhiều mặt, cũng như t́nh h́nh hiện tại đă có sự thay đổi nhất định so với quá khứ.
Theo ông Thomas Wright, khi căng thẳng Mỹ - Triều Tiên leo thang, các cố vấn và trợ lư của ông Trump không muốn Mỹ tham gia vào cuộc chiến, nhưng với thời điểm hiện tại, các quan chức có quan điểm cứng rắn như John Bolton lại ủng hộ cách tiếp cận can thiệp quân sự vào Tehran. Đây là yếu tố có thể khiến ư định ban đầu của ông Trump lệch hướng và có thể đẩy Mỹ “sa lầy” vào cuộc chiến tranh với Iran.
Ngoài ra, theo bà Vakil, Iran cũng theo dơi sát sao quá tŕnh Mỹ và Triều Tiên leo thang căng thẳng và tiến tới bàn đàm phán trong 2 năm qua, và họ có thể hiểu được cách thức của ông Trump. Chính v́ vậy, nếu tiếp tục áp dụng chiến lược Triều Tiên, Mỹ và Iran có thể sẽ không đạt được đột phá trong đàm phán và ngoại giao.
Trên thực tế, Iran từng cảnh báo Triều Tiên rằng B́nh Nhưỡng không nên tin tưởng Mỹ hoàn toàn sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Chính v́ vậy, giới quan sát nhận định Iran có thể sẽ là bài toán khác và Mỹ sẽ cần một cách giải khác so với Triều Tiên.
Mặc dù, ông Trump trước đó đă “đ.ánh tiếng” về triển vọng đàm phán với Tehran, nhưng Tổng thống Iran Hassan Rouhani đă tuyên bố rằng: “Hiện tại không phải là thời gian thích hợp để đàm phán”, nhấn mạnh rằng Washington đă yêu cầu Tehran đàm phán ít nhất 8 lần.
Tuy nhiên, The Atlantic dẫn lời chuyên gia Gary Samore, cựu quan chức dưới thời ông Barack Obama và giáo sư Đại học Brandeis (Mỹ), cho hay hoàn toàn có khả năng là Iran sẽ chịu đựng kém hơn so với Triều Tiên trước áp lực kinh tế mà Mỹ đang áp dụng.
Chuyên gia này nhận định rằng Triều Tiên dù bị cộng đồng quốc tế cấm vận nhưng dường như vẫn có sự hỗ trợ nhất định từ Trung Quốc nếu khó khăn vượt ngoài tầm kiểm soát. Trong khi đó, Iran được cho là dễ tổn thương hơn Triều Tiên khi mặt hàng dầu mỏ chủ lực của họ bị cấm vận triệt để.