Đầu tư quân sự của Trung Quốc khiến Mỹ đau đầu. Trong 10 năm qua, ngân sách quốc pḥng Trung Quốc đă tăng gần gấp đôi. Phần lớn trong số đó được dùng để củng cố lực lượng hải quân.
Một báo cáo mới được Bộ Quốc pḥng Mỹ công bố hôm 2-5 đă chỉ ra rằng Trung Quốc đang tiếp tục hiện đại hóa các lực lượng vũ trang với tham vọng trở thành cường quốc quân sự.
Theo báo cáo, Bắc Kinh c̣n sử dụng gián điệp để đánh cắp công nghệ tiên tiến phục vụ mục đích quân sự. Cụ thể, Trung Quốc được cho là sử dụng nhiều phương pháp để có được các công nghệ quân sự của nước ngoài, như đầu tư trực tiếp, tấn công mạng, khai thác sự tiếp cận công nghệ của công dân Trung Quốc, hoạt động của các cơ quan t́nh báo, xâm nhập hệ thống mạng máy tính… Nền kinh tế thứ hai thế giới cũng thu thập được công nghệ nước ngoài thông qua nhập khẩu, thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài, liên doanh, nghiên cứu, hợp tác học thuật, tuyển mộ nhân tài…
Binh sĩ Trung Quốc tại thị trấn Murghab ở Tajikistan Ảnh: THE WASHINGTON POST
Phía Mỹ cho rằng Trung Quốc đă sử dụng những cách thức trên để có được các thiết bị nhạy cảm, dùng được cho mục đích dân sự lẫn quân sự, trong đó có công nghệ chiến tranh trên không và chống tàu ngầm. Đáng chú ư, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, gần đây cảnh báo các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc thường gián tiếp mang lại lợi ích cho quân đội nước chủ nhà.
Song song đó, Trung Quốc đang phát triển một số công nghệ tiên tiến như tên lửa, vũ khí siêu thanh với tốc độ di chuyển nhanh ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Báo cáo cũng nhấn mạnh ngân sách quốc pḥng Trung Quốc đă tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, phần lớn được dùng để củng cố lực lượng hải quân. Tổng số tàu ngầm của nước này có thể tăng lên 65-70 chiếc vào năm 2020 và Bắc Kinh sẽ có một tàu ngầm tấn công hạt nhân được trang bị tên lửa dẫn đường mới vào giữa những năm 2020. Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng biên chế chính thức vào cuối năm 2019 trong khi tàu sân bay thứ hai tự đóng dự kiến đi hoạt động từ năm 2022. Bắc Kinh cũng đang tăng cường lực lượng tuần duyên để giúp thực thi những tuyên bố chủ quyền phi lư ở biển Đông.
Không dừng lại ở đó, Bộ Quốc pḥng Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ xây thêm các căn cứ quân sự khắp thế giới để bảo vệ các dự án, hoạt động đầu tư của ḿnh ở nước ngoài. Hiện Bắc Kinh chỉ có một căn cứ quân sự ở nước ngoài tại Djibouti nhưng được cho là đang lên kế hoạch xây thêm các căn cứ quân sự khác. "Trung Quốc sẽ t́m cách lập thêm các căn cứ quân sự tại những quốc gia mà họ có quan hệ hữu nghị lâu dài và các lợi ích chiến lược tương đồng…" - báo cáo nhận định.
Tờ The Guardian (Anh) dẫn nội dung báo cáo cho biết các khu vực có thể nằm trong "tầm ngắm" của Trung Quốc trong việc lập căn cứ mới là Trung Đông, Đông Nam Á, Tây Thái B́nh Dương... Năm ngoái, xuất hiện thông tin Trung Quốc bàn về việc xây một căn cứ quân sự tại hành lang Wakhan ở phía Tây Bắc Afghanistan. Tờ The Washington Post (Mỹ) gần đây cũng tiết lộ về một tiền đồn có nhiều binh sĩ Trung Quốc ở thị trấn Murghab, miền Đông Tajikistan - gần ngă ba chiến lược giữa hành lang Wakhan, Trung Quốc và Pakistan.