Sau khi Mỹ công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel, Việt Nam tỏ ra quan ngại và đồng t́nh với phản ứng của nhiều nước đối với việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan.
Lực lượng ǵn giữ hoà b́nh Liên Hợp Quốc tại cao nguyên Golan. Ảnh: AP.
"Việt Nam chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước những diễn biến gần đây liên quan tới hiện trạng của Cao nguyên Golan", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo chiều nay.
Bà Hằng trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kư tuyên bố công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan trước sự chứng kiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng hôm 25/3. Tổng thống Mỹ kư tuyên bố chỉ vài ngày sau khi ông đăng trên Twitter cho rằng Cao nguyên Golan "vốn có tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược và an ninh đối với nhà nước Israel và ổn định khu vực".
Quyết định này của Tổng thống Trump đă đảo ngược chính sách Trung Đông hàng chục năm qua của Mỹ và vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Nhiều nước như Nga, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ đă lên tiếng chỉ trích động thái của Mỹ và khẳng định sự ủng hộ với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó nói rơ Cao nguyên Golan là lănh thổ thuộc về Syria bị Israel chiếm đóng.
Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan từ Syria trong Chiến tranh 6 ngày năm 1967, sau đó sáp nhập vùng đất này vào lănh thổ năm 1981. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 17/12/1981 ra nghị quyết 497 tuyên bố hành động này của Israel là "không có hiệu lực và không phù hợp luật pháp quốc tế", đồng thời kêu gọi Tel Aviv chấm dứt việc chiếm đóng Cao nguyên Golan.
Theo người phát ngôn, Việt Nam kêu gọi các bên hành động phù hợp với các nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại v́ một nền ḥa b́nh bền vững ở Trung Đông và trên thế giới.
VietBF © sưu tầm