Mặc dù để ngỏ khả năng đàm phán về kiểm soát vũ khí với Nga, nhưng Mỹ vẫn không ngừng tăng tốc phát triển các loại siêu vũ khí không gian. Điều này đă làm dấy lên lo ngại về cuộc chạy đua quân sự hóa vũ trụ.
Quân đội Mỹ đang thực hiện việc nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí siêu hiện đại cho cuộc chiến tranh trong tương lai trên vũ trụ
Trong tuyên bố được đưa ra khi trả lời phỏng vấn báo chí ngày 17-3, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, nước này không loại trừ khả năng diễn ra các cuộc đàm phán mới về kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga. Trong tuyên bố được xem là có phần bất ngờ về lập trường của Mỹ với Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), ông John Bolton c̣n đề nghị Trung Quốc cũng nên tham gia đàm phán về Hiệp định mới.
Nói bất ngờ bởi trước đó Mỹ đă chính thức ngừng tuân thủ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) từ ngày 2-2-2019 và bắt đầu tiến tŕnh rút khỏi Hiệp ước này bất chấp lời kêu gọi đàm phán của Nga cũng như cộng đồng quốc tế. Mỹ tuyên bố rút khỏi INF là do phía Nga vi phạm Hiệp ước này, song Mátxcơva đă bác bỏ, đồng thời cáo buộc Washington đơn phương rút khỏi Hiệp ước được cho là “tấm lá chắn hạt nhân” suốt nhiều thập kỷ qua để khỏi bị cản trở trong việc phát triển các loại vũ khí mới.
Dù là cáo buộc từ phía Nga, song trên thực tế Mỹ đă có bước đi khiến cộng đồng quốc tế không thể không lo ngại khi đưa các loại vũ khí siêu hiện đại lên khoảng không gian quanh Trái đất. Mới đây nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19-2 đă kư Sắc lệnh Chính sách Vũ trụ 4, đặt nền tảng cho một dự luật có thể thành lập Lực lượng vũ trụ như một quân chủng mới.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump vào tháng 8-2018 cũng đă công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thành lập một “Lực lượng Vũ trụ” vào năm 2020, coi đây là quân chủng thứ 6 của quân đội Mỹ. Theo Bộ Quốc pḥng Mỹ, kế hoạch này sẽ cần nguồn ngân sách 13 tỷ USD trong 5 năm đầu tiên.
Bộ Quốc pḥng Mỹ cũng lên kế hoạch xây dựng 3 trong tổng số 4 bộ phận của Lực lượng Vũ trụ, gồm 1 chỉ huy chiến đấu trong vũ trụ, 1 cơ quan mới để mua vệ tinh cho quân đội và 1 lực lượng chiến đấu mới, thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu vũ trụ từ tất cả các lực lượng dịch vụ. Kế hoạch này do Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Patrick Shanahan đề xuất và được tŕnh bày trong một bản báo cáo dài 14 trang đă được gửi tới Quốc hội để xem xét.
Kế hoạch thành lập Lực lượng vũ trụ, quân chủng thứ 6 của Quân đội Mỹ, c̣n phải được Quốc hội nước này chấp thuận, tuy nhiên trên thực tế, nước này đă tiến hành nghiên cứu, phát triển các loại vũ khí siêu hiện đại sử dụng trong một cuộc chiến tranh trong tương lai trên khoảng không vũ trụ quanh Trái đất. Trong đó, các quan chức thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ vừa đề xuất chi 304 triệu USD trong ngân sách tài khóa 2020 để tài trợ cho chương tŕnh nghiên cứu, phát triển vũ khí laser và vũ khí chùm hạt trong không gian, cùng các hệ thống pḥng thủ tên lửa mới trong thời gian tới.
Bộ Quốc pḥng Mỹ đang thực hiện 2 nghiên cứu, trong đó có khoản 15 triệu USD dành cho việc phát triển các loại vệ tinh được trang bị laser có thể vô hiệu hóa tên lửa của đối phương ngay khi được bắn đi từ bệ phóng hay không. Lầu Năm góc cũng sẽ rót kinh phí cho việc nghiên cứu vũ khí chùm hạt trung tính trong không gian, một dạng khác của vũ khí năng lượng định hướng có khả năng phá hủy tên lửa bằng các luồng hạt hạ nguyên tử di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.
Thế nên, đàm phán về Hiệp định kiểm soát vũ khí mới là một chuyện, phát triển các loại vũ khí siêu hiện đại cho tương lai là một việc hoàn toàn khác mà Mỹ vẫn không ngừng đầu tư lớn để nghiên cứu, chế tạo.
VietBF © sưu tầm