Vấn đề hiện nay được đặt ra là ai bồi thường vụ Boeing 737 Max 8 bị rơi? Theo chuyên gia th́ đây là vấn đề rất phức tạp. Để giải quyết vấn đề trên th́ phải căn cứ vào hợp đồng của hành khách với hăng hàng không cũng như hợp đồng bảo hiểm máy bay…
Các mảnh vỡ từ máy bay Boeing 737 Max 8 của Hăng hàng không Ethiopian Airlines nằm gần nơi máy bay rơi
Vụ tai nạn máy bay của Ethiopian Airlines (vụ thứ 2 liên tiếp xảy ra trong ṿng 5 tháng với chiếc Boeing 737 Max 8) khiến nhiều người e ngại về sự an toàn của ḍng máy bay này. Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp cơ quan chức năng xác định lỗi kỹ thuật, Boeing có phải chịu trách nhiệm?
Trao đổi với Báo Giao thông, một chuyên gia của Cục Hàng không VN nói: “Về nguyên tắc, bất kỳ một loại máy bay nào được bán và đưa vào khai thác, đều phải có sự kiểm chứng của cơ quan chức năng. Trong trường hợp có lỗi kỹ thuật, không chỉ đặt vấn đề trách nhiệm với nhà sản xuất là Boeing mà rất nhiều các cơ quan có liên quan”.
Cụ thể hơn, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) là cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép cho tất cả máy bay Boeing 737 Max 8. Tại châu Âu, Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) là đơn vị xác nhận điều này trên toàn khu vực Liên minh châu Âu. Với những quốc gia khác có khai thác loại máy bay này, trước khi đưa vào khai thác, nhà chức trách hàng không cũng đă phải cấp chứng chỉ kiểu loại cho ḍng máy bay này.
Theo báo cáo gần đây nhất của Boeing, 350 máy bay MAX đă được giao cho các hăng hàng không trên toàn thế giới. Hơn 4.661 chiếc đă được đặt hàng.
Trước đó, trao đổi với Báo Giao thông, Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng cho biết: “Hiện tại, các hăng hàng không Việt Nam chưa khai thác ḍng tàu bay Boeing 737 Max. Duy chỉ có Vietjet đă kư hợp đồng đặt mua 200 chiếc tàu này, dự kiến chiếc tàu đầu tiên sẽ về vào tháng 10 năm nay. Chúng tôi cũng quyết định chưa xem xét cấp chứng chỉ loại cho tàu bay Boeing 737 Max cho đến khi làm rơ được nguyên nhân và Cục Hàng không Liên bang Mỹ có những biện pháp khắc phục nếu có”, ông Thắng khẳng định.
“Tuy nhiên, vấn đề quy trách nhiệm cũng cần đặt trong bối cảnh của nó. Tại thời điểm đánh giá cấp chứng chỉ kiểu loại, người ta không đủ thông tin, tŕnh độ khoa học, công nghệ để đánh giá. Thực tế, hệ thống pháp luật nhiều nước loại trừ vấn đề trách nhiệm trong trường hợp tại thời điểm đấy, khoa học kỹ thuật phát triển đến tŕnh độ đấy và người ta đă thực hiện đầy đủ trách nhiệm, sự hiểu biết”, vị này nói.
Về nguyên tắc điều tra các vụ tai nạn hàng không dân dụng, Cục Hàng không VN cho biết, theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO), trách nhiệm điều tra thuộc về quốc gia nơi xảy ra tai nạn. Ngoài ra, c̣n có sự tham gia của quốc gia có nhà sản xuất, quốc gia nơi đăng kư tàu bay và quốc gia người khai thác. Trong trường hợp có nhiều hành khách cùng ở một quốc gia th́ quốc gia có nhiều nạn nhân cũng có thể tham gia điều tra tai nạn.
Tuy nhiên, đại diện Cục Hàng không VN cũng khẳng định, nhiệm vụ chính của điều tra tai nạn là pḥng ngừa. ICAO không đặt vấn đề truy tố, vấn đề bồi thường hay quy trách nhiệm bất cứ cá nhân, tổ chức nào bằng kết quả điều tra tai nạn.
Liên quan đến vấn đề bồi thường, vị này cho hay, đây là quan hệ giữa hành khách và hăng hàng không, được điều chỉnh bởi pháp luật của các nước và chung nhất là Công ước Motreal 1999 với 135 quốc gia và tổ chức là thành viên. Được biết, từ cuối năm ngoái, Việt Nam cũng đă là thành viên của Công ước này.
Đồng quan điểm, lănh đạo một hăng hàng không lớn của Việt Nam cho biết, đây là vấn đề rất phức tạp, phải căn cứ vào hợp đồng của hành khách với hăng hàng không cũng như hợp đồng bảo hiểm máy bay…
Về những quy định tại Công ước Montreal, vị này cho biết: Về mặt pháp lư, các hăng hàng không trên thế giới có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho tất cả các hành khách thiệt mạng hoặc bị thương trong một vụ tai nạn máy bay, thậm chí nguyên nhân vụ tai nạn có thể chưa được xác định rơ hoặc xác máy bay không được t́m thấy. Cụ thể, số tiền tối đa bồi thường lên tới 135.000USD/nạn nhân, chưa tính số tiền nhận thêm nếu máy bay bị tai nạn do lỗi quản lư kém.