Thủ tướng Đức Angela Merkel đă đưa ra lời kêu gọi về một hiệp ước toàn cầu để có một cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hậu Chiến tranh Lạnh với Nga và Mỹ, khiến Trung Quốc đă từ chối lời kêu gọi của Thủ tướng Angela Merkel, do Bắc Kinh lo ngại rằng hiệp ước có thể đặt ra những giới hạn đối với quân đội nước Trung Quốc.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Tŕ (Ảnh: Reuters)
Lo ngại một cuộc đua vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Nga và Mỹ sau sự sụp đổ của Hiệp ước các lực lượng vũ khí tầm trung (INF) mà Mỹ tuyên bố sẽ rút, Thủ tướng Đức Angela Merkel đă đưa ra lời kêu gọi về một hiệp ước toàn cầu.
“Giải trừ vũ khí là điều tất cả chúng tôi đều quan tâm, và dĩ nhiên chúng tôi sẽ vui mừng nếu các cuộc đàm phán không chỉ được tiến hành giữa Mỹ, châu Âu và Nga mà c̣n với Trung Quốc”, bà Merkel phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich (Đức) ngày 16/2.
Nga và Mỹ đă kư kết hiệp ước INF vào năm 1987, vốn cấm các tên lửa trên mặt đất với tầm bắn từ 500-5.500km. Với cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng này đă bắt đầu tiến tŕnh kéo dài 6 tháng nhằm rút khỏi hiệp ước.
Moscow khẳng định không làm ǵ sai trái, nhưng Mỹ và các đồng minh NATO muốn Nga phá hủy hệ thống tên lửa hành tŕnh 9M729 có thể mang vũ khí hạt nhân, mà Washington nói là cho phép Nga tấn công châu Âu mà gần như không cần cảnh báo.
Việc bà Merkel đề xuất đưa Trung Quốc vào đàm phán được các nhà ngoại giao NATO tại châu Âu xem là một cách thức tiềm tàng để thoát khỏi thế bế tắc, v́ một hiệp ước mới có thể giải quyết các lo ngại của Mỹ về một mối đe dọa quân sự ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và Nga.
Nhưng nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Tŕ đă phát biểu tại một ủy ban ở Munich rằng các tên lửa của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích pḥng vệ.
“Trung Quốc phát triển các khả năng theo các nhu cầu pḥng vệ và không gây ra mối đe dọa với bất kỳ ai. V́ vậy, chúng tôi phản đối đa phương hóa INF”, ông Dương nói.
Bắc Kinh đă công khai tham vọng hiện đại hóa quân đội đến năm 2035, tăng cường lực lượng không quân và thúc đẩy các công nghệ mới, trong đó có các tên lửa hành tŕnh tốc độ rất cao và trí tuệ nhân tạo.
Ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc tăng gần 6% trong thời kỳ 2017-2018, theo Viện nghiên cứu an ninh quốc tế tại London.
Tướng về hưu của Trung Quốc Yao Yunzhu đă nói với các đại biểu tại Munich rằng một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới chỉ có tác dụng nếu bao gồm cả các tên lửa phóng trên biển và trên không, cũng như trên bộ, v́ hầu hết công nghệ quân sự của Trung Quốc là phục vụ trên bộ và Bắc Kinh không muốn tự đưa ḿnh vào thế bất lợi.
Các chuyên gia cho rằng, với giá rẻ hơn, cơ động và dễ che giấu hơn, các thiết bị phóng tên lửa trên bộ là một phương án hấp dẫn với Trung Quốc trong bối cảnh nước này phát triển các lực lượng quân sự, trong khi Mỹ vận hành các hệ thống trên biển đắt đỏ hơn để tuân thủ INF.
“Nếu Trung Quốc định tham gia vào các cuộc đàm phán kiểu này, tôi nghĩ rằng nước này phải toàn diện hơn để bao gồm không chỉ các khả năng tấn công trên bộ mà c̣n cả trên biển và trên không… và điều đó có thể rất phức tạp”, bà Yao nói.