Các chuyên gia đă dự báo năm 2019 là năm mà Trung Quốc phải "cúi đầu" trước Mỹ. Không những về kinh tế mà cả quân sự. Mỹ không làm ngơ có Trung Quốc tác oai tác quái ở Biển Đông. Hiện Mỹ đang cân nhắc mở thêm căn cứ quân sự gần Biển Đông?
Đô đốc PhilipDavidson cho rằng đă đến lúc Mỹ cần nghĩ tới khả năng mở thêm căn cứ quân sự gần Biển Đông.
Theo hăng tin Sputnik, trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 12/2, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của Mỹ - Đô đốc Philip Davidson cho biết, việc quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc đă khiến Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận về khả năng điều động lực lượng và mở thêm căn cứ tại khu vực này.
"Chúng ta phải chấp nhận thực tế là môi trường ở Biển Đông đang thay đổi mạnh mẽ đến mức nó sẽ đ̣i hỏi những cách tiếp cận mới", Đô đốc Davidson nói. "Điều đó đ̣i hỏi chúng ta phải suy nghĩ về một số nơi, nếu không phải là căn cứ. Chúng tôi đang nói chuyện với các đối tác và đồng minh về những cơ hội có thể có ở đó".
Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương lưu ư rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă không giữ lời hứa được ông đưa ra năm 2015, trong một sự kiện tại Nhà Trắng với cựu Tổng thống Barack Obama, là không quân sự hóa Biển Đông.
Kể từ đó, Bắc Kinh đă đưa dân đến ở tại hàng loạt đảo, trong đó có một số đảo nhân tạo do nước này bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Trung Quốc cũng điều động ra Biển Đông các tên lửa hành tŕnh chống hạm, tên lửa đất đối không và thiết bị gây nhiễu điện tử, ông Davidson chỉ rơ.
My can nhac mo them can cu quan su gan Bien Dong
Mỹ muốn điều động lực lượng và mở thêm căn cứ gần Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters
"Bây giờ họ có vũ khí", Davidson nói. "Họ đă có đủ lực lượng quân sự và đă đẩy mạnh hoạt động trên biển với các loại máy bay ném bom và máy bay chiến đấu theo cách rơ ràng rằng những ḥn đảo đó sẽ hỗ trợ họ về mặt quân sự".
Trong một diễn biến trước đó, ngày 11/2, Hải quân Mỹ thông báo hai tàu chiến Mỹ đă áp sát Đá Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền không thể tranh căi của Việt Nam nhưng hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ, bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo.
Theo đó, hai khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Preble ngày 10/2 đă đi vào vùng 12 hải lư xung quanh Đá Vành Khăn.
Người phát ngôn của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ cho biết, hoạt động của hai tàu khu trục tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và thách thức những tuyên bố quá đáng về chủ quyền trên biển của Trung Quốc.
Vào tháng 1/2019, tàu khu trục Mỹ USS McCampbell đi vào khu vực 12 hải lư của đảo Cây, đảo Lin Côn và đảo Phú Lâm. Ba đảo này nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Đồng minh của Mỹ là nước Anh cũng đang tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông. Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Gavin Williamson công bố kế hoạch triển khai tàu sân bay cùng phi đội chiến đấu cơ F-35 đến Biển Đông.
Trước đó, ông Williamson đă thông báo kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự trong khu vực, có thể ở Singapore hoặc Brunei, để tăng cường hiện diện tại khu vực tây Thái B́nh Dương, theo Reuters.
Ngoài ra, hải quân Anh cũng bắt đầu có nhiều động thái thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lư trên Biển Đông. Tháng 8/2018, tàu đổ bộ tấn công HMS Albion thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Đến tháng 1/2019, tàu hộ vệ tên lửa HMS Argyll có cuộc tập trận chung kéo dài 6 ngày trên Biển Đông với khu trục hạm Mỹ USS McCampbell. Sau khi kết thúc diễn tập, tàu USS McCampbell đi vào khu vực 12 hải lư của các đảo Cây, Lin Côn và Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.
VietBF@ sưu tầm.
|