5 lư do khiến bạn đổ mồ hôi đêm bạn đă biết chưa? T́nh trạng này phổ biến ở rất nhiều người. Cùng xem nguyên nhân nào khiến chúng ta đổ mồ hôi và xử lư phù hợp để giải quyết t́nh trạng này.
Thuốc
Một số loại thuốc làm tăng mồ hôi ban đêm và có thể khiến người uống thuốc toát mồ hôi nhiều lúc ngủ. Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến nhất liên quan đến nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm.
Đổ mồ hôi ban đêm cũng thường gặp phải khi uống các loại thuốc tâm thần khác, hoặc thuốc chống sốt không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen.
Lượng đường huyết thấp
Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 1, thức dậy suốt đêm trong trời nóng có thể là cách cơ thể cảnh báo về lượng đường huyết thấp, c̣n được gọi là hạ đường huyết.
Đổ mồ hôi ban đêm, cùng với các triệu chứng khác của lượng đường huyết thấp, như đau đầu và gặp ác mộng, có thể xảy ra nếu bạn bổ sung đúng lượng insulin trước khi dùng thuốc, theo trang Diab Self Management.
Nhiễm trùng
Nếu đổ mồ hôi ban đêm xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu bệnh. Ví dụ, đổ mồ hôi đêm là một trong những triệu chứng chính của bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tiềm tàng ảnh hưởng đến phổi.
Chúng cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm nội tâm mạc (viêm van tim) và viêm tủy xương (viêm xương), cũng như là dấu hiệu sớm của HIV.
Rối loạn hoóc môn
Đổ mồ hôi đêm kéo dài có thể do các vấn đề khác nhau trong hệ nội tiết - phần cơ thể sản xuất hoóc môn, theo Hiệp hội nắn xương Mỹ.
Nếu các tuyến này sản xuất quá nhiều hoặc không đủ hoóc môn, chẳng hạn như serotonin hoặc estrogen, người bệnh có thể thấy ḿnh nóng lên trong khi ngủ.
Ngoài ra, đổ mồ hôi ban đêm cũng là tác dụng phụ phổ biến của thuốc điều ḥa hoóc môn.
Rối loạn thần kinh
T́nh trạng thần kinh và rối loạn thần kinh là nguyên nhân ít phổ biến hơn của việc đổ mồ hôi ban đêm.
Tuy nhiên, một số khả năng bao gồm đột quỵ, chứng khó đọc và bệnh lư thần kinh tự trị. Bệnh thần kinh tự trị thực sự là một nhóm các triệu chứng gồm đồ mồ hôi, chóng mặt, các vấn đề tiêu hóa.