Việc Mỹ đơn phương rút khỏi INF đang là điều khiến các chuyên gia lo lắng cho viễn cảnh tương lai của TG. Nhiều khả năng Châu Âu sẽ trở thành chiến trường của thế chiến 3. Bài viết sau đây sẽ cho thấy rơ điều đó.Ngày 2.1.2019, Tổng thống Donald Trump tuyên bố đưa Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước hủy bỏ tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF). Liệu đây có phải là tham vọng biến châu Âu thành chiến trường của Thế chiến 3, c̣n nước Mỹ ở bên kia Đại Tây Dương sẽ là “ốc đảo b́nh yên” và sẽ trở nên “vĩ đại trở lại”, tương tự như vị thế của quốc gia này sau hai cuộc đại chiến trong thế kỷ 20?Trong cuộc cạnh tranh chiến lược với các cường quốc châu Âu đầu thế kỷ 20, các tập đoàn tài phiệt Mỹ đă gây ra hai cuộc đại chiến là Thế chiến 1 (1914-1918) và Thế chiến 2 (1939-1945) để đưa nước Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp số 1 thế giới [1]. Hiện nay, Mỹ cũng đang lao vào cuộc cạnh tranh chiến lược với các cường quốc, tương tự như đầu thế thế kỷ 20. Trong điều kiện đó, với chủ trương làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Liệu có phải tổng thống Donald Trump đang theo đuổi tham vọng đứng đằng sau gây ra Thế chiến 3 trên lục địa Âu-Á và đó là lư do chủ yếu khiến ông quyết định đưa Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF?
V́ sao Mỹ rất sốt sắng kư với Liên Xô Hiệp ước INF vào năm 1987?
Hiệp ước INF được Tổng thống Mỹ Ronald Regan và nhà lănh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kư ngày 8.12.1987, chính thức có hiệu lực từ ngày 1.6.1988. Theo đó, cả Liên Xô/Nga và Mỹ cam kết không chế tạo, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh bố trí trên mặt đất tầm trung (có tầm bắn tới 5.500km) và tầm ngắn (có tầm bắn tới 500km).
Hiệp ước này được tuyên truyền rộng răi là một thỏa thuận quan trọng nhất nhằm hạn chế cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa hai siêu cường quân sự Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, có ư nghĩa quan trọng trong việc ổn định thế cân bằng chiến lược trên lục địa Châu Âu. Tuy nhiên, năm 1987 là thời điểm nhà lănh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đang xúc tiến thực thi cái gọi là “công cuộc cải tổ” mà thực chất là kế hoạch chiến lược từng bước làm tan ră Liên bang Xô Viết. Phân tích nội dung của Hiệp ước INF có thể thấy được sự “đầu hàng” của Mikhail Gorbachev đối với Mỹ.Theo Hiệp ước INF, Liên Xô phải hủy các loại tên lửa tầm trung mà theo tên gọi của NATO là SS-20, SS-4, SS-5 và tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất SSC-X-4, c̣n Mỹ phải hủy tên lửa đường đạn Pershing-2 và tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất BGM-109G. Ngoài ra, Liên Xô phải hủy các loại tên lửa tầm ngắn SS-12 và SS-23, c̣n Mỹ hủy tên lửa Pershing-1A. Tổng cộng, đến tháng 6.1991, Mỹ hủy 846 tên lửa, Liên Xô hủy 1.846 tên lửa.
Trên thực tế, quyết định kư với Mỹ Hiệp ước INF là sự nhân nhượng chưa từng có tiền lệ của nhà lănh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đối với Mỹ. Thực hiện Hiệp ước INF, Liên Xô đă đánh mất ưu thế chiến lược vô cùng quan trọng ở châu Âu và tạo điều kiện cho Mỹ giành được ưu thế chiến lược mà lẽ ra họ phải hàng trăm tỷ USD, công sức và thời gian để nghiên cứu phát triển mới có được.
Trước hết, số tên lửa mà Liên Xô đă tiêu hủy lớn hơn 1.000 so với số tên lửa Mỹ đă hủy. Đây là một sự nhượng bộ kỳ lạ trong một hiệp ước quân sự. Tiếp đến là, Liên Xô đă phải hủy bỏ loại tên lửa SS-23 hoàn toàn không nằm trong cách phân loại của Hiệp ước INF bởi tầm phóng của loại tên lửa này chưa đạt tới 400 km. Tổng cộng, Liên Xô đă tiêu hủy 239 tên lửa SS-23 có tốc độ 4 Mach, nghĩa là nhanh gấp 4 lần tốc độ âm thành, có khả năng tự hoạt và độ chính xác rất cao, có thể mang được đầu đạn thông thường và hạt nhân công suất từ 10 đến 50 kiloton, có thể vượt qua mọi hệ thống pḥng thủ của Mỹ. Vào thời gian đó, tên lửa pḥng không hiện đại nhất của Mỹ là Patriot hoàn toàn bất lực trước tên lửa SS-23 của Liên Xô.
Ngoài ra, Hiệp ước INF không đề cập tới tên lửa tầm trung phóng từ trên không, từ tàu sân bay và từ tàu ngầm mà vào thời gian đó trong trang bị của Mỹ đă có tới hàng ngàn tên lửa loại này, c̣n Liên Xô chỉ mới có một số tên lửa tương tự. Để “tặng” cho Mỹ những ưu thế chiến lược đặc biệt này, Mikhail Gorbachev đă bỏ qua kết luận của Bộ Quốc pḥng và Bộ Tổng tham mưu Liên Xô khi quyết định kư kết Hiệp ước INF. Chính v́ vậy, Tổng thống Nga V.Putin nhận định:“Việc kư INF là sự giải trừ vũ khí hạt nhân đơn phương của Liên Xô. V́ sao ban lănh đạo Liên Xô hồi đó lại đưa ra quyết định lạ lùng như vậy th́ chỉ có Chúa mới biết được. Trong khi đó các đối tác của Nga vẫn tiếp tục phát triển tên lửa tầm trung phóng từ trên không và từ biển” [2].
Nghĩa là, bằng cách kư với Mỹ Hiệp ước INF, Mikhail Gorbachev đă trao cho Mỹ ưu thế chiến lược vượt trội được thể hiện ở hàng ngàn tên lửa hành tŕnh Tomahawk phóng từ trên không và từ biển. Ưu thế đó đă được Mỹ đưa ra “diễu vơ dương oai” trong các cuộc chiến tranh cục bộ sau Chiến tranh lạnh. Đó là chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (1990-1991), Chiến tranh Cosovo (1999), Chiến tranh Afghanistan (2001) và Vùng Vịnh lần thứ hai (2003), trong đó vũ khí tấn công chủ yếu của Mỹ là tên lửa hành tŕnh Tomahawk.
Do đâu Mỹ quyết định đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF?
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước INF được đưa ra trong bối cảnh ông đang theo đuổi tham vọng làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Trong lĩnh vực quân sự, ông chủ trương xây dựng quân đội Mỹ trở thành đội quân mạnh nhất trong toàn bộ lịch sử Hoa Kỳ với ngân sách lớn nhất từ trước tới nay, trên 700 tỷ USD, để giành ưu thế chiến lược đối với bất cứ quốc gia nào cạnh tranh với Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Donald Trump sẵn sàng đưa Mỹ rút khỏi mọi tổ chức và hiệp định quốc tế không đáp ứng lợi ích của Mỹ. Trong bối cảnh đó, tham vọng của các tập đoàn tài phiệt Mỹ sẵn sàng biến châu Âu thành chiến trường của Thế chiến 3 trở nên rơ nét hơn bao giờ hết, như họ đă từng đưa châu lục này ch́m đắm vào 2 cuộc đại chiến trong thế kỷ 20.
Hiện nay, nước Nga đă giành lại ưu thế mà Liên Xô đă đánh mất khi thực hiện Hiệp ước INF. Đó là, Nga đă phát triển thành công và đưa vào trang bị loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn phóng từ trên không và từ biển có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân. Đặc biệt, trong Thông điệp liên bang đọc ngày 1.3.2018, Tổng thống Nga V.Putin cho biết, Nga đă thử nghiệm thành công tên lửa hành tŕnh lắp động cơ hạt nhân phóng từ trên không và có tầm bay xuyên lục địa.
Đây là những loại tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới mà hoàn toàn không vi phạm Hiệp ước INF. Điều gây sốc bất ngờ đối với Mỹ là họ không thể tưởng tượng được v́ sao trong điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn do bị bao vây cấm vận, với ngân sách quân sự không đáng kể so với ngân sách của Mỹ mà Nga lại có thể nghiên cứu phát triển thành công những loại tên lửa mới đă tạo ra thế cân bằng chiến lược với Mỹ mà Liên Xô đă đánh mất sau khi thực hiện Hiệp ước INF [3].
Để giành lại ưu thế chiến lược quân sự mà Mỹ đă có được so với Liên Xô sau khi kư Hiệp ước INF, Washington đang thực hiện chiến dịch tuyên truyền trên quy mô quốc tế nhằm cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này nhưng lại không đưa ra được bất cứ bằng chứng xác thực nào ngay cả khi Nga yêu cầu tŕnh ra các bằng chứng đó. Hành động này của Mỹ chỉ là sự tiếp nối sự vi phạm có hệ thống của Mỹ đối với các cam kết với Liên Xô/Nga.
Đó là, Mỹ không những vi phạm cam kết sẽ không mở rộng NATO sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh mà c̣n kết nạp thêm nhiều quốc gia đă từng là đồng minh của Nga thời Xô Viết và đưa căn cứ quân sự tới sát biên giới Nga; Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước pḥng thủ tên lửa kư với Liên Xô năm 1972 để xây dựng hệ thống pḥng thủ tên lửa ở Châu Âu. Gọi là “pḥng thủ” nhưng hệ thống này được lắp tên lửa đạn đạo tầm trung MGM-31 Pershing II và BGM-109G Griphon.
Mục đích của Mỹ khi đơn phương vi phạm các cam kết với Liên Xô/Nga là tiếp tục đưa các loại vũ khí mới triển khai trên lănh thổ châu Âu để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện chiến lược tấn công phủ đầu chớp nhoáng nhằm tiêu diệt tiềm lực hạt nhân chiến lược của Nga. Kể từ khi sở hữu vũ khí hạt nhân năm 1945, Mỹ luôn theo đuổi tham vọng giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay ngay trên lănh thổ châu Âu.
V́ thế, Tổng thống Nga V.Putin từng cảnh báo:“Thế giới có thể quên nước Mỹ đă ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng nước Nga sẽ không bao giờ quên. Nước Nga sẽ không bao giờ để lặp lại t́nh huống năm 1941” (trong năm đó, Hitler bất ngờ hủy bỏ Hiệp ước Xô-Đức Xô không tấn công lẫn nhau và mở chiến dịch tấn công chớp nhoáng nhằm tiêu diệt Liên Xô).
Phản ứng từ nhiều phía
Từ phía LHQ, ngày 26.12.2018, do sự vận động và gây sức ép của Mỹ, Đại hội đồng LHQ bác bỏ Nghị quyết do Nga đề xuất về việc cần tiếp tục duy tŕ INF, trong đó 43 quốc gia đă bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết, 46 quốc gia bỏ phiếu chống và 78 quốc gia bỏ phiếu trắng. Sau khi công bố kết quả bỏ phiếu, Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky tuyên bố rằng Nga thất vọng về lập trường của EU về Hiệp ước INF bởi việc triển khai vũ khí của Mỹ trên lănh thổ các nước châu Âu không đáp ứng lợi ích của các nước trên châu lục này nhưng họ đă đầu hàng dưới áp lực từ Mỹ.
Từ phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Việc Mỹ đơn phương rút khỏi INF sẽ tác động tiêu cực trên nhiều phương diện. Trung Quốc cho rằng, quyết đinh này là hoàn toàn sai lầm và hy vọng Mỹ cũng như các nước liên quan tôn trọng các thành quả không dễ dàng đạt được trong nhiều năm qua, thông qua đối thoại hiệp thương, xử lư thỏa đáng các vấn đề liên quan đến hiệp ước này và cẩn trọng xem xét kỹ vấn đề rút khỏi INF.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 22.10.2018 đăng xă luận nhan đề “Mỹ rút khỏi INF là bước đi vô cùng nguy hiểm”, trong đó đưa ra nhận định, sau khi Mỹ rút khỏi INF, Nga khó có thể cân bằng vị thế địa chiến lược với Mỹ và sẽ phải nổ lực gia lập lại trạng thái cân bằng chiến lược quốc tế và do đó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới, gia tăng thêm các nhân tố bất ổn và bất định đối với an ninh khu vực và quốc tế, phá hủy thành quả đạt được sau mấy chục năm đàm phán về giải trừ quân bị và chạy đua vũ trang.
Từ châu Âu, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Nils Annen gọi quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi INF “sẽ để hại hậu quả thảm khốc". Do đó, nhiệm vụ của Châu Âu hiện nay là ngăn chặn mọi nỗ lực phát triển và triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Việc hủy bỏ Hiệp ước INF có nghĩa là tăng làm gia tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân [4].
Từ phía giới phân tích chính trị quốc tế, Steven Pifer, chuyên gia nghiên cứu về kiểm soát vũ khí Mỹ và Châu Âu tại Viện Brookings nhận định:“Mặc dù cả Mỹ và Nga đều cáo buộc nhau vi phạm Hiệp ước INF, nhưng việc Mỹ hủy bỏ INF vào thời điểm này sẽ là hành động không khôn ngoan. Không thể tin chắc rằng các nước thành viên NATO có thể đạt được sự đồng thuận về việc triển khai các tên lửa của Mỹ ở Châu Âu”.
Maxwell Downman, chuyên gia phân tích chính sách hạt nhân của Hội đồng thông tin an ninh Mỹ-Anh, nhận định:“Một khi INF bị hủy bỏ, áp lực sẽ đè nặng lên người Châu Âu. Hành động của Mỹ rút khỏi INF sẽ gây ra rủi ro cho các nước Châu Âu bởi tên lửa tầm trung có thể bắn tới thủ đô tất cả các nước thành viên EU. Những ǵ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm với INF là không b́nh thường. Đây là hành động có thể đưa thế giới tới một cuộc chiến tranh hủy diệt” [5,6].
Từ phía Nga, Tổng thống Nga V.Putin nhận định:“Nếu Mỹ rút khỏi INF, th́ một câu hỏi lớn đặt ra là họ sẽ làm ǵ với những tên lửa tầm trung một lần nữa sẽ xuất hiện. Nếu họ bố trí chúng ở châu Âu, phản ứng của chúng tôi sẽ phải tương xứng. Những nước châu Âu nào chấp nhận đặt những tên lửa này của Mỹ trên lănh thổ của ḿnh th́ cần phải hiểu rằng họ đang tự đặt ḿnh trước nguy cơ bị phản công đáp trả” [7].
Phát biểu tại Diễn đàn Câu lạc bộ Valdai ở Sochi, Tổng thống V.Putin nhấn mạnh, Nga không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công trước mà chỉ là chỉ sử dụng chúng để trả đũa với mục đích tự vệ. Ông cảnh báo:“Một khi phát hiện và xác định chắc chắn tên lửa hạt nhân đang nhằm vào mục tiêu trên lănh thổ Nga th́ chúng tôi sẽ có hành động đáp trả ngay tức khắc. Nếu ai đó muốn hủy diệt nước Nga, chúng tôi có quyền đáp trả hợp pháp. Khi đó sẽ xẩy ra một thảm họa hủy diệt đối với toàn thế giới, trong đó người Nga chỉ là nạn nhân của hành động xâm lược và sẽ lên thiên đường như những người tử v́ đạo, c̣n những kẻ xâm lược sẽ chết mà không có cơ hội để trăng trối” [8]./.
|
|