Trong lịch sử Trung Hoa thực có một vị 'tể tướng' quyền lực nhất nước này, đó là chính Trương Cư Chính - chính trị gia nổi tiếng dưới thời vua Vạn Lịch đời nhà Minh, bởi nhân vật "quyền thần" sở hữu quyền lực có lẽ "vượt mặt" cả Gia Cát Lượng. Không những có thể trực tiếp sử dụng hoàng quyền để điều binh khiển tướng, vị quyền thần khét tiếng này c̣n từng bắt hoàng đế nhà Minh phải viết... "bản kiểm điểm".
Mỗi khi nhắc tới hai chữ "quyền thần", nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến những đại thần lạm quyền làm hại quốc gia xă tắc. Thế nhưng lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận một vị "quyền thần" được xếp vào ngoại lệ, đó là Thừa tướng Thục Hán – Gia Cát Lượng.
Năm xưa, Gia Cát Lượng được Lưu Bị ủy thác con trai sau khi qua đời. Tân đế Lưu Thiện khi kế vị cũng rất mực cung kính, thường xuyên nghe theo những kiến nghị của vị Thừa tướng này.
Thế nhưng, lịch sử Trung Hoa thực ra vẫn c̣n một nhân vật "quyền thần" sở hữu quyền lực có lẽ "vượt mặt" cả Gia Cát Lượng. Nhân vật này chính là Trương Cư Chính - chính trị gia nổi tiếng dưới thời vua Vạn Lịch đời nhà Minh.
Giai thoại về vị quyền thần vươn lên đỉnh cao quyền lực từ một chức quan nhỏ
Chân dung Trương Cư Chính - quyền thần thời nhà Minh "vượt mặt" Gia Cát Lượng. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Trương Cư Chính (1525 – 1582), tự Thúc Đại, hiệu Thái Nhạc, người ở Giang Lăng, Hồ Bắc. Ông được biết tới với vai tṛ là chính trị gia, nhà cải cách hoạt động dưới vào thời nhà Minh.
Sinh thời, Trương Cư Chính làm quan tới chức Thái sư, Lại bộ Thượng thư kiêm Đại học sĩ Trung Cực Điện. Thời gian ông làm thủ phủ đứng đầu Nội Các từng kéo dài tới xấp xỉ 1 thập kỷ.
Vị quyền thần họ Trương này cũng là người đă trọng dụng các tướng tài nổi tiếng thời bấy giờ như Lư Thành Lương, Thích Kế Quang. Ông c̣n có nhiều đóng góp trong việc ổn định t́nh h́nh biên cương, giải quyết vấn đề trị thủy, thi hành nhiều chính sách cải cách thuế khóa, giáo dục.
Năm 1547, Trương Cư Chính thi đỗ Tiến sĩ và được làm quan tại Hàn Lâm Viện. Ngay từ khi bước chân vào chốn quan trường, ông nổi tiếng là người biết đối nhân xử thế, thậm chí c̣n là một trong số ít các quan lại có thể tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với nhiều đại thần quyền cao cái thế lúc bấy giờ như Cao Củng, Nghiêm Tùng, Từ Giai…
Cũng chính những mối giao hảo trên con đường quan lộ đă giúp Trương Cư Chính từ một quan lại làm biên tu trong Hàn Lâm viện vươn lên trở thành quyền thần nắm quyền lực cao nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Tể tướng Minh triều từng điều binh khiển tướng, bắt nhà vua viết "kiểm điểm"
Nhờ biết cách tạo dựng mối quan hệ trong triều đ́nh, Trương Cư Chính dần vươn lên và trở thành vị quan nắm quyền hàng đầu của Minh triều vào thời vua Vạn Lịch. (Ảnh minh họa).
Năm xưa sau khi thành lập Minh triều, khai quốc Hoàng đế Chu Nguyên Chương v́ muốn đề pḥng đại thần làm phản nên đă phế trừ chế độ Thừa tướng. Tuy nhiên chính sách này lại gia tăng áp lực về công việc triều chính lên vai nhà vua.
Để giảm bớt gánh nặng, Chu Nguyên Chương đă sáng lập chế độ nội các, để các Đại học sĩ làm việc tại đây giúp ḿnh xử lư công vụ.
Vào thời kỳ đầu, ngay cả khi đảm đương nhiệm vụ quan trọng như phê duyệt triều chính, các đại học sĩ phủ Nội các cũng không mấy quyền lực, bởi chức quan của họ chỉ được xếp vào hàng Ngũ phẩm. Tuy nhiên đến thời Minh Thành Tổ, người đứng đầu cơ quan này (chức Thủ phủ Nội Các) có thực quyền ngang ngửa Tể tướng.
Ban đầu, các Hoàng đế Minh triều thường nghe ư kiến tấu tŕnh của phủ Nội các và phê duyệt một số quyết định quan trọng. Tuy nhiên càng về giai đoạn hậu kỳ, các vua Minh liền trực tiếp đem quyền quyết định này giao cho Ty Lễ giám, để thế lực của Ty Lễ giám và phủ Nội Các quản lư, áp chế lẫn nhau.
Tới cuối thời Minh Thế Tông, Trương Cư Chính được thăng lên làm Hữu Trung Doăn. Bởi sở hữu mạng lưới quan hệ rộng, lại được một số nhân vật hoàng tộc tin tưởng, vị quan này nhân cơ hội Hoàng đế Minh Thần Tông ít khi thiết triều đă nhanh chóng vươn lên trở thành Thủ phủ Nội Các.
Cũng do quyền lực trong tay Trương Cư Chính càng lúc càng bành trướng, sự cân bằng và áp chế lẫn nhau giữa phủ Nội Các và Ty Lễ giám bị phá vỡ. Bấy giờ, ngay tới thái giám Phùng Bảo đứng đầu Ty Lễ giám cũng phải nể sợ vị quyền thần họ Trương tới ba phần.
Cho nên phàm là những việc Trương Cư Chính đă ra quyết định, Ty Lễ giám cũng chẳng dám phản bác tới nửa lời.
Quyền lực của Trương Cư Chính lớn mạnh đến nỗi ông có thể điều động quân đội mà không cần thông qua sự cho phép của Hoàng đế. (Tranh minh họa: Nguồn Baidu).
Trên danh nghĩa, Trương Cư Chính mặc dù chỉ là Thủ phủ Nội Các nhưng quyền lực và địa vị có thể được ví như Tể tướng.
Theo một bài viết trên Sohu, tuy Minh triều bấy giờ đă bỏ đi chức quan này, nhưng nếu xét về quyền hành, Trương Cư Chính khi đó thậm chí c̣n được xếp cao hơn Gia Cát Lượng một bậc. Bởi ông có thể trực tiếp qua mặt Hoàng đế để điều định quân đội triều đ́nh.
Khi đang đứng ở đỉnh cao quyền lực, vị quan họ Trương này chỉ cần đưa ra một tấu chương cũng có thể khiến cho Ty Lễ giám hạ lệnh điều binh khiển tướng. Cho nên người thời bấy giờ vẫn thường truyền tai nhau nói rằng Trương Cư Chính mặc dù không phải Hoàng đế, nhưng lại có thể ngang nhiên sử dụng hoàng quyền.
Nhớ lại năm xưa Gia Cát Lượng tiến hành Bắc Phạt ít nhiều c̣n phải thông qua sự đồng ư của Lưu Thiện. Từ đó có thể thấy nếu chỉ xét về quyền điều binh khiển tướng, Thừa tướng Khổng Minh vẫn xếp sau một vị Tể tướng không ngai như Trương Cư Chính một bậc.
Trong những năm nắm quyền, quyền lực của Trương Cư Chính lớn đến nỗi có thể nhúng tay vào việc phế lập Hoàng đế. Năm xưa, vua Vạn Lịch lúc tại vị từng mắc phải không ít sai lầm khiến Lư Thái hậu tức giận, định nâng đỡ cho Lộ Vương Chu Dực lên ngôi thay thế.
Sử cũ ghi lại, vào năm Vạn Lịch thứ 7 (1579), khi được Lư Thái hậu cho biết về việc Minh Thần Tông lẻn ra ngoài cung du ngoạn, Trương Cư Chính đă trách mắng Hoàng đế nặng nề, thậm chí c̣n bắt vua tự viết "Tội kỉ chiếu" để nhận ra lỗi lầm của ḿnh.
Nếu lúc này Trương Cư Chính thêm dầu vào lửa, việc ngai vàng vuột khỏi tay Vạn Lịch cũng không phải là không có khả năng xảy ra. Thế nhưng dù không khiến vị vua này mất ngôi, chính sự nghiêm khắc của ông đă khiến cho Hoàng đế để bụng và gây họa cho gia tộc họ Trương sau này.
Mặc dù không trực tiếp phế bỏ vua Vạn Lịch (bên trái), nhưng Trương Cư Chính từ lâu đă khiến vị vua này cảm thấy không vừa mắt. (Nguồn Baidu).
Năm 1582, Trương Cư Chính lâm bệnh qua đời ở tuổi 57. Trước lúc lâm chung 10 ngày, ông được Vạn Lịch gia phong làm Thái sư, trở thành đại thần duy nhất trong lịch sử Minh triều được thụ phong chức quan này khi c̣n sống.
Thế nhưng sau khi tạ thế, Trương Cư Chính bị nhiều quan lại tố cáo v́ tội kết bè kết phái, lạm dụng quyền lực, chuyên quyền, tham ô.
Hoàng đế cuối cùng đă ra lệnh tịch biên gia sản nhà họ Trương, niêm phong tư dinh của Trương Cư Chính, khiến 17 người trong gia tộc của vị quan này bị chết đói. Phải đến thời Minh Tư Tống, khi Minh triều đă trượt dài trên đà sụp đổ, danh tiếng của vị quyền thần họ Trương này mới được phục hồi.