Những nghiên cứu của Isaac Newton và Albert Einstein đă bị các nhà khoa học Ấn Độ bác bỏ. Họ cho rằng hai vị khoa học lỗi lạc này đă sai và nhầm lẫn. Không chỉ có Isaac Newton và Albert Einstein, nhiều nhà khoa học với những nghiên cứu được công bố rộng răi đều bị...nghi ngờ.
Một số cái tên có tiếng tại buổi gặp mặt các nhà khoa học - sự kiện Quốc hội Khoa học Ấn Độ lần thứ 106, tổ chức thường niên - tuyên bố bác bỏ những ǵ Isaac Newton và Albert Einstein đă nói. Việc sử dụng đức tin để làm căn cứ hậu thuẫn cho những khám phá khoa học không phải chuyện hiếm ở Ấn Độ , nhưng các chuyên gia đầu ngành nói rằng buổi họp và những tuyên bố năm nay đặc biệt … vô căn cứ.
Hiệu trưởng một trường đại học miền Nam Ấn Độ trích dẫn văn tự Hindu cổ hàng ngàn năm tuổi, cho đó là bằng chứng của việc người Ấn xưa đă nghiên cứu tế bào gốc. Hiệu trưởng danh dự của Đại học Andhra tuyên bố rằng vua quỷ trong sử thi Ramayana sở hữu một phi đội máy bay gồm 24 chiếc và một mạng lưới sân bay tại Sri Lanka hiện nay.
Một nhà khoa học khác tại trường đại học cũng thuộc miền Nam Ấn Độ nói rằng Isaac Newton và Albert Einstein đều đă sai, và nói rằng sóng hấp dẫn – thuyết do Einstein luận ra từ hàng trăm năm trước , mới được chứng minh là đúng – phải được đổi tên thành "sóng Narenda Modi", đặt tên theo thủ tướng Ấn Độ đương nhiệm.
Giáo sư KJ Krishnan tuyên bố rằng Newton đă "không hiểu được lực đẩy hấp dẫn" và giả thuyết của Einstein là "gây nhầm lẫn".
Các nhà phê b́nh hiển nhiên coi việc đọc và dịch văn tự cổ chỉ là t́m hiểu lịch sử đơn thuần, quá vô lư khi coi đó là căn cứ chứng minh cho tiến bộ khoa học hiện đại. Hiệp hội Đại học Khoa học Ấn Độ bày tỏ thái độ "quan ngại sâu sắc" với những tuyên bố mới được đưa ra.
"Chúng tôi không đồng t́nh với quan điểm của họ và không có liên quan tới những lời họ phát biểu", Premendu P Mathur, thư kư Hiệp hội Khoa học nói với trang tin AFP. "Có rất nhiều ư kiến quan ngại xoay quanh những phát biểu của những cá nhân có liên quan tới ngành khoa học".
Dưới đây là phân tích của ông Soutik Biswas, cây bút làm việc tại trụ sở BBC đặt tại New Delhi, thủ đô Ấn Độ.
Ấn Độ và khoa học có một mối quan hệ phức tạp.
Một mặt, truyền thống của đất nước trải đầy những nhà khoa học xuất chúng – hạt Higgs boson được đặt tên một phần theo nhà khoa học Satyendra Nath Bose, nhà vật lư học Ấn Độ cùng thời với Einstein. Bên cạnh đó, nhà vật lư hạt Ashoke Sen nhận được giải thưởng Vật lư Cơ bản, một trong những giải thưởng hàn lâm có giá trị nhất thế giới.
Satyendra Nath Bose
Nhưng Ấn Độ cũng có truyền thống dài của thay thế khoa học bằng chuyện thần thoại, hệ quả là một nền văn hóa cực đoan của ngụy khoa học. Nhiều cá nhân có tiếng đưa ra những tuyên bố "trên trời" liên quan tới khoa học:
- Năm 2014, một nhà lập pháp đă khiến dư luận phẫn nộ khi tuyên bố "khoa học chỉ là thứ thấp kém khi đứng trước chiêm tinh". Ông c̣n nói thêm chiêm tinh học, nghiên cứu vận động của hành tinh để ứng lên vận mệnh con người, là "thứ khoa học lớn nhất", bên cạnh đó tuyên bố Ấn Độ đă thực hiện thử phản ứng hạt nhân từ 100.000 năm trước.
- Một bộ trưởng nói hồi năm 2017 rằng máy bay được nhắc tới đầu tiên trong sử thi Ramayana, tuyên bố máy bay là sản phẩm của một người Ấn Độ có tên Shivakar Babuji Talpade, 8 năm trước khi anh em nhà Wright sáng chế ra máy bay.
Máy bay của anh em nhà Wright.
- Cũng trong năm 2017, một bộ trưởng nói việc "hiểu được tầm quan trọng của con ḅ" là cực ḱ thiết yếu, dựa trên tuyên bố ḅ là con vật duy nhất hô hấp bằng oxy.
- Trong buổi gặp mặt các nhà khoa học – chính là sự kiện được nêu ra ở đầu bài viết, nhà địa chất học Ashu Khosla nói rằng thần Hindu là Brahma đă khám phá ra khủng long, ghi lại bằng chứng trong văn tự Ấn Độ cổ.
Những tuyên bố từ các nhân vật có tiếng khiến giới khoa học Ấn Độ đứng ngồi không yên, thậm chí có những cá nhân ở ngành khác cũng phải tham gia tranh luận. Nhà kinh tế học Kaushik Basu nói: "Để một quốc gia tiến triển, quan trọng nhất là người người phải quan tâm tới khoa học, toán học và văn học, chứ không phải bỏ thời gian ra để t́m bằng chứng 5.000 năm trước, tổ tiên của họ đă làm khoa học, toán học và văn học".
VietBF © Sưu Tầm