Việc bắt giữ Giám đốc Tài chính Tập đoàn Huawei, bà Mạnh Văn Chu gây nhiều áp lực lớn. Thứ nhất Tổng thống Mỹ chịu áp lực "làm rắn" với Bắc Kinh, thứ hai vẫn lo đàm phán thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. Chọn giải pháp nào đây?
Tổng thống Donald Trump cùng đội ngũ đàm phán thương mại đă t́m cách tách biệt các cuộc đàm phán với Trung Quốc khỏi chuỗi tranh chấp đang gia tăng liên quan tới việc Mỹ theo đuổi một giám đốc điều hành Huawei hôm 9/12, nhằm lo ngại thỏa thuận đ́nh chiến với Bắc Kinh bị ảnh hưởng.
Một loạt trợ lư của ông Trump đă tham gia phỏng vấn trên truyền h́nh trước khi thị trường mở cửa ở châu Á đầu tuần nay, trong bối cảnh các tranh chấp về vụ bắt giữ Giám đốc tài chính (CFO) của Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc Huawei, bà Mạnh Văn Chu tại Canada hôm 1/12 đang tăng nhiệt.
Giám đốc Tài chính Tập đoàn Huawei, bà Mạnh Văn Chu.
Hành động này cho thấy sự rối ren trong nỗ lực cân bằng của chính quyền Trump khi cố gắng duy tŕ áp lực đối với Bắc Kinh liên quan tới các chính sách công nghệ của Trung Quốc.
Chính quyền Washington phải cân bằng giữa hai nhu cầu: xoa dịu chính trường “diều hâu” trong nước, đồng thời giải quyết những lo ngại ngày càng tăng trên thị trường về hậu quả của một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Tin tức về vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Chu ở Canada đă góp phần khiến thị trường tài chính “bồn chồn” bên cạnh thỏa thuận đ́nh chiến thiếu cụ thể của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Thỏa thuận trên được công bố bên lề Hội nghị G20, sau bữa tối của ông Trump và nhà lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh. Theo các điều khoản được tiết lộ, ông Trump đồng ư tạm dừng tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc 90 ngày, cùng lúc các cuộc đàm phán một thỏa thuận thương mại hai bên được tiến hành.
Tuy nhiên, vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Chu tại Vancouver hôm 1/12, trùng đúng thời điểm các nhà lănh đạo G20 nhóm họp đă khiến Bắc Kinh nổi giận. Đỉnh cao là Đại sứ Mỹ Terry Branstad bị Bắc Kinh triệu tập hôm 9/12 để giải thích yêu cầu của Mỹ về việc dẫn độ CFO Mạnh Văn Chu. Nhà Trắng th́ khăng khăng rằng ông Trump không biết về vụ bắt giữ, trước khi vụ việc chính thức vỡ lở hôm 5/12.
Trong khi đó tại Mỹ, chính quyền ông Trump đang phải đối mặt với áp lực từ lưỡng đảng, yêu cầu khởi tố một vụ kiện quy mô rộng liên quan tới Huawei, theo đó mở rộng thành lệnh cấm các công ty Mỹ làm ăn với Tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa Marco Rubio hôm 9/12 cho biết sẽ đề xuất luật cấm Tập đoàn Huawei kinh doanh tại Mỹ. Chia sẻ với chương tŕnh Face the Nation của CBS, TNS này cũng cho rằng Bộ Thương mại Mỹ cần cấm các nhà cung cấp nước này giao dịch với Huawei, tương tự như Tập đoàn ZTE.
Mặt khác, một loạt giới chức thương mại dưới trướng Trump lên tiếng giải thích rằng bê bối Huawei và thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đang trong “trứng nước” không hề liên quan, với lo ngại các thị trường tài chính sẽ bị ảnh hưởng. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết ông phản đối lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei và khẳng định rằng việc bắt giữ bà Mạnh Văn Chu là một vấn đề pháp luật, không liên quan đến đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Thông điệp đó được củng cố bởi Larry Kudlow, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia khi ông này khẳng định với Fox News rằng vụ bê bối Huawei và các cuộc đàm phán thương mại là hai điều khác biệt và nhà lănh đạo hai nước sẽ tiếp tục tách biệt hai việc này.