Cựu Tổng thống Bush "cha" ra đi đă để lại di sản quư báu, đó là những bức thư. Chính những bức thư của người đến trước dành cho người đến sau tại Nhà Trắng đă duy tŕ được truyền thống tốt đẹp giữa các đời tổng thống Mỹ hiện đại.
Từ trái qua phải: Các cựu Tổng thống George H.W. Bush, Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton và Jimmy Carter tại Pḥng Bầu Dục năm 2009. (Ảnh: New York Times)
Trong mùa bầu cử tổng thống năm 2016, bức ảnh chụp lá thư của cựu Tổng thống George H.W. Bush gửi cho chính “đối thủ” đă đánh bại ông trong cuộc chay đua vào Nhà Trắng, cựu Tổng thống Bill Clinton, đă được công bố rộng răi. Nhiều người cho rằng lá thư này đă gợi nhắc về mối quan hệ giữa hai đảng trong một kỳ bầu cử chia rẽ sâu sắc. Ông Bush, một tổng thống đảng Cộng ḥa, đă để lại một bức thư cho người kế nhiệm đảng Dân chủ tại Pḥng Bầu Dục ở Nhà Trắng đúng vào ngày nhậm chức năm 1993. Khi đó, Bill Clinton là tổng thống thứ 42 của Mỹ.
“Ngày 20/1/1993
Bill thân mến,
Khi tôi bước vào văn pḥng này lúc này, tôi đă nhận ra đúng cảm giác kỳ diệu và sự tôn kính mà tôi từng có được bốn năm trước đây. Tôi biết ông cũng sẽ cảm thấy như vậy.
Tôi chúc ông thật nhiều hạnh phúc ở đây. Tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn giống như một số tổng thống trước tôi từng mô tả.
Ông sẽ có những giai đoạn rất khó khăn, thậm chí c̣n khó khăn hơn khi gặp phải những lời chỉ trích mà ông có thể cho là không công bằng. Tôi không phải là một người giỏi đưa ra lời khuyên, nhưng đừng để những người chỉ trích khiến ông nản chí hoặc đẩy ông đi chệch hướng.
Ông sẽ là tổng thống của chúng tôi khi ông đọc bức thư này. Tôi chúc ông mọi sự tốt lành. Tôi cũng chúc gia đ́nh ông mọi sự tốt lành.
Thành công của ông bây giờ là thành công của đất nước chúng ta. Tôi sẽ cổ vũ nhiệt t́nh cho ông.
Chúc ông may mắn,
George”
Bức thư do cựu Tổng thống Bush "cha" gửi cho người kế nhiệm Bill Clinton năm 1993. (Ảnh: NYT)
Theo New York Times, thông qua bức thư, cựu Tổng thống Bush “cha” đă gửi gắm thông điệp đoàn kết, mặc dù chiến dịch tranh cử căng thẳng trước đó giữa ông và ông Clinton đă dẫn đến việc ông không thể tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.
Theo Mark K. Updegrove, nhà sử học từng viết một cuốn sách về gia đ́nh cựu Tổng thống Bush, ông Bush đă tiếp nối truyền thống của cựu Tổng thống Ronald Reagan khi ông Reagan từng để lại cho ông một bức thư trong quá tŕnh chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng vào năm 1989.
Cựu Tổng thống Reagan đă dùng một tờ giấy có ghi ḍng chữ: “Đừng để những con gà tây đánh bại ông”. Phía dưới tờ giấy là bức tranh vẽ một con voi và những con gà tây trèo trên lưng con voi. Con voi là biểu tượng của đảng Cộng ḥa, c̣n gà tây c̣n được hiểu là những kẻ ngu xuẩn.
Bức thư ngắn gọn với h́nh ảnh con voi của cựu Tổng thống Ronald Reagan. (Ảnh: NYT)
Theo nhà sử học Updegrove, bức thư của cựu Tổng thống Reagan là động thái hài hước của ông khi chào đón một người bạn cũ tới Nhà Trắng. Trong khi đó, việc ông Bush sau này quyết định ch́a một “nhành ô liu” ḥa b́nh cho ông Clinton, người kế nhiệm đồng thời là đối thủ chính trị của ông, đă mang ư nghĩa sâu sắc.
“Bức thư cho tôi thấy rằng ông ấy là một công dân (Mỹ), chứ không phải một người theo đảng phái”, ông Updegrove nhận định.
Tiếp nối truyền thống
Các chủ nhân tương lai của Nhà Trắng đă biến việc gửi thư trở thành truyền thống. Sau ông Reagan, mỗi đời tổng thống Mỹ đều gửi một bức thư mang nội dung cổ vũ và truyền kinh nghiệm cho người kế nhiệm vào đúng ngày nhậm chức của họ.
Trong cuốn tự truyện của cựu Tổng thống Bush, ông đă kể lại cảm giác ngồi một ḿnh trong Pḥng Bầu Dục, trên một chiếc bàn trống vào đúng ngày ông phải rời khỏi đó để chuẩn bị đón tân tổng thống.
“Tôi đă để lại một bức thư trên bàn cho Bill Clinton. Có một chút cô đơn khi ngồi ở đây. Tôi không muốn xúc động quá mức, nhưng tôi muốn ông ấy biết rằng tôi sẽ cổ vũ ông ấy”, cựu Tổng thống Bush viết trong hồi kư.
Trong bài viết được đăng trên báo Washington Post hôm 30/11, cựu Tổng thống Clinton cho biết bức thư của ông Bush vào năm 1993 đă cho thấy ông là “một người đáng kính, độ lượng và tử tế, người tin vào nước Mỹ, tin vào hiến pháp của chúng ta, thể chế của chúng ta và tương lai chung của chúng ta”.
Bức thư do ông Clinton gửi cựu Tổng thống Bush "con" năm 2001. (Ảnh: NYT)
Đến lượt ḿnh, ông Clinton cũng để lại một bức thư cho người kế nhiệm, cựu Tổng thống George W. Bush, vào ngày ông Bush “con” nhậm chức năm 2001.
“Ngày hôm nay, ông bắt đầu một hành tŕnh vĩ đại nhất, với niềm vinh hạnh lớn lao nhất, mà bất kỳ người dân Mỹ nào cũng có thể thấy được. Giống như tôi, ông đặc biệt may mắn khi được dẫn dắt đất nước đúng vào thời điểm có những sự thay đổi sâu sắc và phần lớn là tích cực”, ông Clinton viết.
Sau đó, vào ngày 20/1/2009, khi cựu Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, ông George W. Bush cũng để lại một bức thư cho người kế nhiệm.
“Xin chúc mừng ông v́ đă trở thành tổng thống của chúng ta. Ông vừa bắt đầu một hành tŕnh tuyệt vời trong cuộc đời của ḿnh. Rất ít người có vinh hạnh được biết những trách nhiệm mà ông đang cảm nhận bây giờ. Cũng rất ít người biết được sự phấn kích cũng như những thách thức mà ông sẽ phải đối mặt. Sẽ có những thời khắc khó khăn. Những lời chỉ trích sẽ dậy sóng. Những người bạn sẽ khiến ông thất vọng. Nhưng luôn có đấng tối cao an ủi ông, một gia đ́nh yêu thương ông và một đất nước cổ vũ cho ông, bao gồm cả tôi”, cựu Tổng thống Bush viết năm 2009.
Bức thư gửi cựu Tổng thống Obama do người tiền nhiệm George Bush viết năm 2009. (Ảnh: NYT)
Barbara A. Perry, giám đốc bộ phận nghiên cứu tổng thống tại Trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia, truyền thống gửi thư giữa các đời tổng thống mới được duy tŕ liên tục trong khoảng 3 thập niên gần đây. Lịch sử Mỹ có 8 tổng thống qua đời khi đang đương nhiệm, do vậy họ không thể để lại thư cho người kế nhiệm. Trong khi đó, một số tổng thống khác, chẳng hạn Richard Nixon, không có sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ.
Khi đương kim Tổng thống Donald Trump nhậm chức hồi tháng 1 năm ngoái, ông Obama đă gửi cho ông Trump một bức thư đặt tại ngăn kéo bàn làm việc tại Pḥng Bầu Dục. Khi đó, ông Trump mô tả bức thư của ông Obama là “sâu sắc” và “đẹp”.
Tuy vậy, ông Trump là một tổng thống đặc biệt, người vốn không duy tŕ các chuẩn mực thông thường như các nhà lănh đạo tiền nhiệm. Do vậy, giới sử gia vẫn đang chờ xem liệu ông Trump có nối tiếp truyền thống gửi thư cho người kế nhiệm khi ông rời Nhà Trắng hay không.
VietBF © sưu tầm