Hiện nay Syria đang tiệm cận với thời kỳ hậu IS. Nga và Mỹ đă mất bao công sức, tiền của và máu. Vậy mà khi ván cờ đă ngă ngũ, Trung Quốc bắt đầu xuất chiêu.
Trung Quốc mở hầu bao
Trong một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Trung Đông và Syria vừa kết thúc cách đây vài ngày, Đại sứ Trung Quốc Mă Triệu Húc đă khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các quốc gia khác để giúp xây dựng lại Syria và tiếp tục thúc đẩy tiến tŕnh chính trị ở nước bị chiến tranh tàn phá này.
"Trung Quốc sẵn sàng làm việc với phần c̣n lại của cộng đồng quốc tế, và chúng tôi sẽ tiếp tục đóng một vai tṛ tích cực và mang tính xây dựng trong việc giúp thúc đẩy quá tŕnh chính trị, xây dựng lại đất nước và cải thiện t́nh h́nh nhân đạo", Đại sứ Mă nói.
Và Trung Quốc không nói suông. Ngày 10/10, Trung Quốc hào phóng tặng 800 máy phát điện cho chính quyền tỉnh Latakia trong một buổi lễ mừng chiến thắng tại thành phố cảng này.
Ngày 9/10, Trung Quốc khánh thành tuyến đường biển nối Bắc Kinh với một cảng biển tại Lebanon, cách biên giới Syria chưa đến 30km. Một tàu hàng chở 10.000 container đồ gia dụng, nhu yếu phẩm, quần áo, thuốc men đă cập cảng và được cho rằng điểm đến là các thành phố bị chiến tranh tàn phá của Syria.
Trung Quốc và Syria đă kư một loạt cam kết hợp tác thời kỳ hậu chiến
Hồi tháng 9, tại Hội chợ Quốc tế Damascus lần thứ 60, 200 doanh nghiệp Trung Quốc đồng loạt xuất hiện tại đây. Con số này lấn át toàn bộ các doanh nghiệp đến từ Nga, Iran, Iraq, và một số quốc gia Trung Đông khác. Đáng chú ư, không doanh nghiệp phương Tây nào có mặt.
Tháng 7, Trung Quốc cam kết cho Syria vay 20 tỷ USD phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời, Bắc Kinh giải ngân lập tức gói tài chính 100 triệu USD để viện trợ nhân đạo cho Syria.
Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) - một định chế tài chính khổng lồ do Trung Quốc đứng đầu, đă cam kết các khoản vay hàng chục tỷ USD cho Syria được ghi nhận từ những tháng cuối năm 2017.
Những động thái tích cực mở hầu bao của Trung Quốc này đă dần giải bài toán ai là người tái thiết Syria. Trong bối cảnh Mỹ cam kết không chi dù chỉ 1 USD nếu chính quyền Assad c̣n tại vị. Và các quốc gia châu Âu lo ngại mối quan hệ với Mỹ cũng tỏ ra không mặn mà với Syria.
Lợi thế của Bắc Kinh
Cuộc nội chiến kéo dài 7 năm tại Syria đang dần đi đến hồi kết. Mở ra một chương mới - "thời kỳ hậu IS". Trong chương trước, không ai phủ nhận được tài năng của Tổng thống Putin và vai tṛ của nước Nga trong việc dàn xếp thế trận, thi triển nước đi tại đây.
Nhưng thời hậu IS, Trung Quốc đă ngồi yên đợi đến thời điểm này mới xuất chiêu.
Nếu mục đích của Nga tại Syria là để bảo vệ đồng minh, duy tŕ ảnh hưởng địa chính trị của ḿnh tại khu vực Trung Đông này thông qua các biện pháp quân sự. Th́ Trung Quốc cũng có mục đích gần tương tự khi muốn gia tăng ảnh hưởng và chia phần tại Syria, tạo bàn đạp mở rộng uy thế đến toàn Trung Đông. Chỉ có điều, biện pháp của Bắc Kinh là sử dụng sức mạnh đồng tiền và không tốn một ḥn tên mũi đạn.
Syria chỉ c̣n là một đống đổ nát sau 7 năm nội chiến
Liên Hợp Quốc thống kê, Syria cần tới 20 năm và khoảng 200 tỷ USD để tái thiết. Đất nước từng trù phú này gần như không c̣n lại ǵ. Quang cảnh những đống đổ nát ở Aleppo, Raqqa, Homs, Deir Ezzor... đă chứng minh con số mà Liên Hợp Quốc đưa ra đôi khi c̣n khiêm tốn.
Nga không đủ năng lực để tham gia vào cuộc đua hậu IS. Muốn duy tŕ ảnh hưởng, Nga chỉ có biện pháp duy nhất là gia tăng hiện diện quân sự tại Syria và t́m kiếm sự đảm bảo chính trị thông qua việc duy tŕ an toàn cho chính quyền Tổng thống Assad.
Nhưng Bắc Kinh th́ ngược lại. Họ có đủ các phương tiện cần thiết để trở thành kép chính tại Syria trong thời hậu IS. Trung Quốc có nền kinh tế sản xuất khổng lồ với đặc thù là công nghiệp tiêu dùng giá rẻ. Can thiệp vào Syria, họ lập tức có một thị trường nhiều triệu dân để tiêu thụ những sản phẩm này.
Tiếp đến, túi tiền khổng lồ của Trung Quốc hoàn toàn hỗ trợ được Syria trong giai đoạn tái thiết. Ngược lại, Syria vẫn có một tài nguyên mà Trung Quốc khao khát - dầu thô. Sẽ không lạ nếu Damascus và Bắc Kinh kư với nhau hàng loạt chương tŕnh đổi dầu lấy lương thực, đổi dầu lấy hạ tầng, hoặc các thỏa thuận hợp tác khai thác các mỏ dầu.
Thậm chí, Damascus hoàn toàn có thể bán đứt mỏ dầu của ḿnh cho Trung Quốc để đổi lấy các khoản tài chính khổng lồ để tái thiết đất nước. Tất nhiên, Bắc Kinh rất sẵn tiền cho những công đoạn mua bán như vậy.
Ngoài ra, Trung Quốc luôn có sẵn nguồn lực lao động dồi dào. Họ có thể kêu gọi Syria trở thành một phần của Một vành đai - Một con đường. Đồng thời hàng trăm ngh́n công nhân Trung Quốc luôn sẵn sàng lên đường dọn dẹp đống đổ nát Syria. Ngược lại, Damascus sẽ phải ràng buộc với Bắc Kinh vào những gói nợ khó trả.
Khi sắm vai diễn viên chính trong thời kỳ hậu chiến ở Syria, Trung Quốc cùng lúc đạt hai mục tiêu. Thứ nhất, mở rộng ảnh hưởng ở Syria nói riêng và nhiều quốc gia Trung Đông nói chung như Iran, Iraq hoặc một số nước Bắc Phi.
Qua sự mở rộng ảnh hưởng đó, Bắc Kinh có thể tiếp cận với các khu vực giàu giá trị địa chính trị. Bằng các biện pháp ngoại giao vay, ngoại giao hạ tầng, Bắc Kinh sẽ nhanh chóng có một loạt đặc khu kinh tế tại các quốc gia trong khu vực này.
Thứ hai, Bắc Kinh thông qua tái thiết Syria kêu gọi được một sự ủng hộ to lớn từ nhiều quốc gia có mâu thuẫn với Mỹ, cùng lúc siết chặt tay Nga và các đồng minh của Nga. Bất chiến tự nhiên thành, không thiệt một binh một tốt, Bắc Kinh xen vào chuỗi liên minh mà Nga đổ nhiều xương máu xây dựng để tạo cho ḿnh thế lực đối đầu với Mỹ ở Trung Đông.
Tuy nhiên, khi sử dụng sức mạnh đồng tiền để ngoại giao với Syria thời kỳ hậu chiến, Trung Quốc sẽ rất dễ đứng trước việc loại bỏ vai tṛ của Nga trong việc thao túng chính quyền Damascus. Nếu điều này xảy ra, Nga là người thiệt đơn thiệt kép trong cuộc khủng hoảng tại Syria này.
Đáng chú ư, Mỹ từ người chơi chính trong cuộc chiến tranh ở Syria, đă lùi về vai tṛ người quan sát trong thời kỳ hậu IS. Những ǵ mà Mỹ để lại là một quốc gia gần như thời đồ đá, một loạt những mâu thuẫn sắc tộc không thể ḥa giải. Đồng thời, Syria trở thành một căn cứ quân sự hỗn hợp của tất cả các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq.
Rút chân khỏi ván bài tái thiết Syria có là bước đi khôn ngoan của Mỹ? Washington để lại một cục diện hỗn tạp thực sự. Và Nga cùng Trung Quốc sẽ phải phân vai nhau để giải quyết đống hỗn mang đó trong ṿng 20 năm tới và hàng trăm tỷ USD.
Như vậy, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi ở thời kỳ hậu IS, Nga sẽ củng cố duy tŕ ảnh hưởng và tận hưởng lợi ích của ḿnh tại Trung Đông.