Bắc Kinh đang tập trung nguồn lực nhằm tăng cường năng lực hải quân đối phó Mỹ. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc vẫn khó ḷng theo kịp lợi thế công nghệ và khả năng hiệp đồng của Washington.
Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh huấn luyện hồi năm 2016. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải, nhằm đối phó với hoạt động của Mỹ trên Biển Đông và Thái B́nh Dương. Giới phân tích cho rằng số lượng tàu chiến lớn sẽ giúp Bắc Kinh theo dơi phương tiện nước ngoài tốt hơn, nhưng khó ḷng thu hẹp được khoảng cách về tiềm lực hải quân với Washington, theo SCMP.
Hải quân Mỹ hôm 15/11 cho biết hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS John C. Stennis đang diễn tập ở vùng biển phía đông Philippines. "Việc triển khai hai nhóm tác chiến cùng lúc cho thấy sức mạnh hải quân không có đối thủ, cũng như thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương cởi mở và tự do", tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ Phillip Sawyer phát biểu.
"Bắc Kinh đang tích cực hiện đại hóa toàn diện quân đội, nhưng năng lực của hải quân Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ", cây bút Liu Zhen của SCMP nhận định.
Hạm đội 7 đóng quân thường trực tại Nhật Bản có thể nhanh chóng triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan với 12 chiến hạm, trong đó gồm 7 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, ba tuần dương hạm lớp Ticonderoga và 75 máy bay các loại thuộc không đoàn tàu sân bay. Đây là nhóm tác chiến mặt nước lớn nhất trong biên chế hải quân Mỹ hiện nay.
Hạm đội 7 cũng sở hữu hơn 10 tàu ngầm hạt nhân, 4 tàu đổ bộ hạng nặng, 16-20 máy bay trinh sát và 4 tàu quét ḿn. Khi nổ ra chiến sự, hải quân Mỹ có thể bổ sung thêm Hạm đội 3 với biên chế gồm 4 nhóm tác chiến tàu sân bay. Lực lượng lớn này đ̣i hỏi khả năng hiệp đồng nhuẫn nhuyễn, điều mà Trung Quốc vẫn đang thiếu hụt.
Tàu chiến, máy bay Mỹ và Nhật tập trận gần Trung Quốc hồi đầu tháng 11. Ảnh: US Navy.
"Trung Quốc đưa vào vận hành khoảng 44 tàu mặt nước mới trong giai đoạn 2016-2017, chia đều cho ba hạm đội. Điều này sẽ lấp đầy khoảng trống năng lực của Hạm đội Nam Hải, cho phép Bắc Kinh duy tŕ sự hiện diện trong thời gian dài hơn để theo dơi tàu chiến nước ngoài", chuyên gia Collin Koh thuộc Đại học công nghệ Nanyang ở Singapore đánh giá.
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đang sở hữu hơn 80 tàu chiến, gồm 12 tàu khu trục, 33 tàu hộ vệ tên lửa, hai biên đội tàu ngầm và 20 tàu đổ bộ. Dù liên tục được bổ sung những tàu chiến hiện đại, lực lượng này vẫn bị bỏ xa trong lĩnh vực tàu sân bay và phần lớn chiến hạm vẫn chưa có năng lực ngang ngửa với Mỹ.
Trung Quốc mới chỉ biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, nó chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện và đang trong quá tŕnh bảo dưỡng. Type-001A, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Bắc Kinh, vẫn đang thử nghiệm trên biển và chưa đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu. Hàng không mẫu hạm Trung Quốc chỉ mang được 40 máy bay, chưa bằng một nửa sức chở của một tàu sân bay lớp Nimitz.
Tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc có tầm bay và khả năng cơ động tốt hơn những chiếc F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, nhưng tải trọng vũ khí bị giới hạn đáng kể do thiết kế cầu nhảy (ski-jump) của Liêu Ninh và Type-001A. Koh cho rằng hải quân Mỹ vẫn vượt trội ở khả năng tấn công tầm xa, các đồng minh của họ như Australia cũng sở hữu năng lực hải quân đáng gờm và kiểm soát nhiều vị trí địa chiến lược quan trọng trên Thái B́nh Dương.
Bắc Kinh cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực. "Tốc độ bổ sung vũ khí mới nhanh tới mức nhiều người phải đặt dấu hỏi liệu Trung Quốc có thể duy tŕ khả năng đào tạo binh sĩ tương xứng hay không. Đó không phải lính bộ binh thông thường, mà là những thủy thủ có tŕnh độ cao, đáp ứng được yêu cầu trong các chiến dịch hải quân quy mô lớn", Koh nhận xét.
Tàu sân bay Mỹ hoạt động trên Thái B́nh Dương hồi giữa năm nay. Ảnh: US Navy.
Therealrtz © VietBF