T́nh báo viên Arab bị sốc khi nghe đoạn ghi âm vụ giết nhà báo Khashoggi. T́nh báo Canada cũng đă nghe đoạn ghi âm liên quan đến vụ án này. Nhiều người cho rằng kẻ giết Khashoggi phải dùng ma túy mới ra tay tàn độc như thế.
Nhà báo Arab Saudi Jamal Khashoggi. Ảnh: AP.
"Chúng tôi đă bật đoạn băng liên quan đến vụ giết Khashoggi cho tất cả những người muốn nghe, gồm lănh đạo các nước Mỹ, Arab Saudi, Pháp, Canada, Đức và Anh. Cơ quan t́nh báo Thổ Nhĩ Kỳ không che giấu bất cứ điều ǵ", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói với phóng viên trên máy bay trở về sau khi dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến I tại Paris hôm 11/11, theo Reuters.
Erdogan cũng khẳng định ông đă thảo luận vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi trong lănh sự quán Arab Saudi tại Istanbul với lănh đạo Mỹ, Pháp và Đức khi dự tiệc tối ở Paris.
"Các đoạn ghi âm thực sự rất khủng khiếp. Khi một sĩ quan t́nh báo Arab Saudi nghe, anh ta quá sốc và nói: 'Kẻ này chắc phải dùng heroin, chỉ ai hít heroin mới làm được chuyện đó'", Erdogan kể lại.
Theo Erdogan, vụ giết người rơ ràng được lên kế hoạch trước và được cấp cao nhất trong chính quyền Arab Saudi ra lệnh nhưng ông tin rằng Vua Salman, người mà ông "vô cùng kính trọng", không liên quan đến sự việc.
"Thái tử Arab Saudi nói sẽ làm rơ sự việc, sẽ làm những ǵ cần thiết. Chúng tôi đang kiên nhẫn chờ đợi", Erdogan nói, nhấn mạnh thêm rằng thủ phạm giết Khashoggi là một trong 18 nghi phạm mà Arab Saudi đă bắt. "Người đă ra lệnh phải bị vạch trần".
Erdogan không nêu cụ thể nội dung của các đoạn ghi âm nhưng Reuters dẫn các nguồn tin cho biết chúng gồm đoạn băng ghi lại diễn biến vụ giết người và cuộc nói chuyện trước khi nhóm sát thủ ra tay. Thổ Nhĩ Kỳ sớm phát hiện ra các đoạn ghi âm này nên ngay từ đầu đă kết luận vụ giết người được mưu tính trước dù Arab Saudi ban đầu phủ nhận mọi sự liên quan.
Khashoggi biến mất từ hôm 2/10 sau khi vào lănh sự quán Arab Saudi ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để làm thủ tục kết hôn lần thứ ba. Riyadh thừa nhận nhà báo 60 tuổi chết trong lănh sự quán và vụ sát hại được lên kế hoạch trước nhưng từ chối dẫn độ 18 nghi phạm tới Thổ Nhĩ Kỳ để điều tra theo yêu cầu của Ankara.
Cái chết của Khashoggi đă gây nên sự phẫn nộ trên toàn cầu, nhưng các cường quốc đến nay có rất ít hành động cụ thể chống lại Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và luôn ủng hộ Mỹ trong các kế hoạch kiềm chế ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông.