Đây là con số khiến ai cũng giật thót ḿnh. “Cuộc chiến chống khủng bố” do Mỹ phát động vào năm 2001, sau khi gần 3.000 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương trong các cuộc tấn công khủng bố ở New York và Washington do al-Qaeda tiến hành. Sau 17 năm, nửa triệu người ở Trung Đông đă thiệt mạng?
Một nhân viên thuộc Bác sĩ Không Biên giới đứng bên trong một bệnh viện của tổ chức này tại Kunduz, Afghanistan vào ngày 16.10.2015. Bệnh viện này đă bị máy bay Mỹ không kích trúng. Ảnh: AP.
Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi Viện Watson về Vấn đề Công chúng và Quốc tế thuộc Trường Đại học Brown (thành phố Providence, bang Rhode Island, Mỹ), “cuộc chiến chống khủng bố” do Mỹ phát động đă khiến gần nửa triệu người tại Iraq, Afghanistan và Pakistan mất mạng.
Theo Sputnik, cho dù đưa ra con số vào khoảng 480.000-507.000 người, bản báo cáo có tên “Cái giá của Chiến tranh” (Costs of War) cho rằng con số thiệt mạng v́ cuộc chiến của Mỹ có thể cao hơn rất nhiều. Số lượng người chết trong báo cáo không chỉ bao gồm dân thường mà c̣n tính cả phiến quân, cảnh sát địa phương, lực lượng an ninh cũng như quân đội Mỹ và đồng minh.
Đáng chú ư, Trường Đại học Brown tuyên bố so với lần nghiên cứu trước vào hồi tháng 8.2016, con số người chết “đă tăng vọng lên 110.000 người”.
“Cho dù bị người dân, truyền thông và các chính trị gia Mỹ thường xuyên ngó lơ, thông qua các con số người chết tăng nhanh, có thể thấy cuộc chiến này vẫn đang diễn ra khốc liệt”, tuyên bố của trường Brown ghi rơ.
Thậm chí, theo bà Neta Crawford – người thực hiện khảo sát cho báo cáo “Cái giá của Chiến tranh”, rất có thể trong nhiều trường hợp, Mỹ và đồng minh địa phương đă giết nhầm dân thường nhưng lại báo cáo là đă tiêu diệt được phiến quân.
“Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết tổng số người chết trong những cuộc chiến kiểu này. Ví dụ như hàng chục ngàn dân thường có thể đă tử nạn khi quân đội Iraq, Syria chiếm lại Mosul và các thành phố khác từ tay IS nhưng thi thể của họ lại chưa được thu hồi”, bà Crawford nhận định.