Tham gia hội nghị Thượng đỉnh APEC và hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sắp tới, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ thay mặt chính quyền Mỹ tới nhằm công bố về chiến lược châu Á của Washington. Đặc biệt là chiến lược của Mỹ tại châu lục này là thuyết phục các nước trong khu vực rằng Mỹ có thể mang tới những lựa chọn tốt hơn so với Trung Quốc.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (Ảnh: AFP)
Đại diện từ hơn 10 nền kinh tế Thái B́nh Dương sẽ quy tụ tại Papua New Guinea vào tuần tới trong khuôn khổ hội nghị Thượng đỉnh APEC để lắng nghe về giai đoạn kế tiếp trong chiến lược châu Á của chính quyền ông Trump do ông Pence tŕnh bày. Phó Tổng thống Mỹ cũng có nhiệm vụ phải thuyết phục các nước Đông Nam Á rằng Mỹ và đồng minh trong khu vực của họ có thể cung cấp những lựa chọn tốt hơn so với Trung Quốc.
Sau cuộc bầu cử giữa kỳ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dường như sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại. Ông Trump sẽ thăm Paris (Pháp) vào cuối tuần này và tới Argentina họp thượng đỉnh G20 vào cuối tháng.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang thương lượng cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 giữa ông Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Pence, người mới mở ra cách tiếp cận mới của Mỹ với Trung Quốc vào tháng trước, sẽ tới châu Á trong một chuyến công du kéo dài 1 tuần và sẽ có bài phát biểu quan trọng trước lănh đạo các nền kinh tế APEC về chiến lược Ấn Độ-Thái B́nh Dương của Mỹ.
Đây là chuyến thăm châu Á thứ 3 của ông Pence kể từ khi nhậm chức. Ông dự kiến sẽ tới thăm Nhật Bản, Singapore, Australia, tham gia hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN và hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Tại các sự kiện lần này, ông Pence cũng sẽ gặp gỡ các nhà lănh đạo trong khu vực.
Chuyến công du của ông Pence diễn ra vào thời điểm quan trọng trong mối quan hệ Mỹ-Đông Nam Á cũng như việc thực thi chiến lược của Washington nhằm đối phó với việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. “Ông Pence sẽ đến khu vực nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ, cũng như thảo luận về việc Mỹ và các đồng minh sẽ làm ǵ để củng cố cho chiến lược Ấn Độ-Thái B́nh Dương tự do và cởi mở”, một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Củng cố chiến lược Ấn Độ -Thái B́nh Dương
(Ảnh minh họa: VCG)
SCMP cho rằng, chiến lược ông Pence công bố giống như bồi đắp thêm vào phần khung mà Tổng thống Trump đă tiết lộ tại hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 ở Đà Nẵng. Ông Pence được cho là sẽ không tới khu vực với tông giọng chỉ trích trực diện Trung Quốc như các bài phát biểu gần đây. Kế hoạch của Mỹ sẽ là đưa ra một tầm nh́n mới và khẳng định sự ưu việt về kinh tế và chính trị của tầm nh́n này với các quốc gia trong khu vực, cũng như nhấn mạnh các cam kết của Mỹ là sự thật.
Chuyến đi của ông Pence diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn căng thẳng. Hai quốc gia vẫn đang hy vọng có thể t́m ra một hướng đi cho mâu thuẫn về thương mại cũng như an ninh.
Tuy nhiên, liệu các quốc gia Đông Nam Á có hoàn toàn tin tưởng rằng chính quyền ông Trump có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn Trung Quốc hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, SCMP nhận định.
Bắc Kinh đă đầu tư vào Đông Nam Á hàng tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án nằm trong sáng kiến “Vành đai, con đường” trong khi đó cho tới thời điểm hiện tại, các đề xuất “đối trọng” từ phía Mỹ dường như vẫn chưa tương xứng về mặt nguồn lực.
Các quan chức Nhà Trắng nói rằng ông Pence có thể sẽ thuyết phục các nước Đông Nam Á rằng các khoản đầu tư từ lĩnh vực tư nhân của Mỹ cộng với sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ về quản trị và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ là một lựa chọn lành mạnh và bền vững hơn so với mô h́nh của Trung Quốc hiện tại. Giới quan sát và chuyên gia cảnh báo rằng các khoản đầu tư của Bắc Kinh trong thời gian qua dường như có thể đẩy các quốc gia nhận tiền vay rơi vào “bẫy nợ”.
“Vành đai, con đường là con đường một chiều. Đó là một ư đồ mang tính chính trị và địa chiến lược của chính phủ Trung Quốc nhằm đưa Bắc Kinh can thiệp vào chính trị của quốc gia đi vay tiền và thúc đẩy các căn cứ quân sự dưới vỏ bọc hỗ trợ phát triển”, SCMP dẫn nhận định từ một quan chức cấp cao của Mỹ.
SCMP cho rằng, Mỹ hoàn toàn có lư do để tin rằng các nước Đông Nam Á đang dần cởi mở hơn với đề xuất từ phía họ. Các chính phủ mới ở Malaysia và Madives đă bắt đầu có động thái sửa chữa lỗi lầm trong các dự án xây dựng "khủng" mà những người tiền nhiệm của họ kư kết với Bắc Kinh. Ngoài ra, các dự án của Trung Quốc tại Sri Lanka và Pakistan dường như đă bắt đầu bộc lộ một thực tế rằng các khoản vay lớn từ Trung Quốc đi kèm những điều khoản thiếu công bằng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng với tài chính và chủ quyền lănh thổ các quốc gia vay nợ.
Therealrtz © VietBF